Vũ trụ đang đặt ra câu hỏi gì? Hay chỉ là một thiên thể tình cờ có hình dáng giống dấu hỏi chấm?
Từ khi bắt đầu hoạt động, Kính viễn vọng Không gian James Webb đã giải đáp nhiều thắc mắc trong ngành thiên văn học.
Nhưng như nhiều khám phá khác, câu trả lời mới mang theo nhiều thắc mắc mới, làm cho sự tò mò của con người không bao giờ hết.
Ngày 26/6, các chuyên gia từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã công bố hình ảnh mới từ Kính viễn vọng James Webb, cho thấy những ngôi sao mới đang hình thành trong chòm sao Vela, cách Trái Đất 1.470 năm ánh sáng. Nhưng điều đặc biệt là hình ảnh này chứa một dấu hỏi chấm to lớn.
“Thiên văn học luôn tìm kiếm những hình dáng trong bầu trời sao. Nhiều tinh vân, cũng như những đám mây khí, và thậm chí cả thiên hà đều được đặt tên dựa trên hình dáng của chúng”, Gregory Brown, nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich nói.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, kính viễn vọng đã trở nên tinh tế hơn rất nhiều. “
Theo Stephen Wilkins, nhà thiên văn học tại Đại học Sussex, “dấu hỏi chấm” không đại diện cho một thắc mắc cụ thể trong vũ trụ, mà thể hiện “khả năng khám phá không gian vô hạn của kính viễn vọng”.
Dù chưa xác định được bản chất của “dấu hỏi chấm” này, các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán dựa trên hình dáng và màu sắc của nó. Đại diện của Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian cho biết, hình dạng kỳ lạ có thể cho thấy hai hoặc nhiều hơn hai thiên hà đang tương tác với nhau.
Ảnh chụp bởi kính viễn vọng James Webb hiện thể hiện dấu hỏi chấm kỳ lạ - Ảnh: NASA, ESA, CSA.
Phó giáo sư Matt Caplan từ Đại học Bang Illinois đồng tình với quan điểm trên. Ông nói rằng đây có thể là biểu tượng của hai thiên hà đang tương tác, với phần trên của dấu hỏi cho thấy một thiên hà đang bị kéo giãn.
Theo ông Caplan, dù chưa biết chắc chắn dấu hỏi chấm là gì, nhưng chắc chắn không phải là một ngôi sao vì nó không tỏa sáng như những ngôi sao khác đã được quan sát. Dấu hỏi chấm cũng không giống những ngôi sao xung quanh.
Hoạt động hợp nhất của thiên hà thường xuyên xảy ra trong vũ trụ rộng lớn và kéo dài từ vài trăm triệu đến hàng tỷ năm. Khi hai thiên hà tiến gần nhau, lực hấp dẫn tạo ra tương tác phức tạp giữa ngôi sao, khí và bụi. Hoạt động này có thể tạo ra các sao mới, và nếu hai lỗ đen ở trung tâm của thiên hà đủ gần nhau, chúng có thể kết hợp thành một.
Dải Ngân hà của chúng ta cuối cùng cũng sẽ chứng kiến hiện tượng này. Ước tính trong khoảng 5 tỷ năm tới, Dải Ngân hà sẽ hợp nhất với thiên hà Andromeda. Theo NASA, việc hợp nhất này không ảnh hưởng đến Hệ Mặt Trời.
Dự đoán của các họa sĩ về cảnh tượng 3,75 tỷ năm sau, khi thiên hà Andromeda (bên trái) bắt đầu tác động vào Dải Ngân hà - Ảnh: NASA.
Quay lại với dấu hỏi chấm kỳ lạ. Theo STScI, màu đỏ của thiên thể này cho thấy nó rất xa Trái Đất. Dữ liệu trước đây ghi lại đây là lần đầu tiên ngành thiên văn phát hiện ra một “dấu hỏi chấm” như vậy.
“Chắc chắn đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một thiên thể như vậy”, STScI cho biết. “Cần tiếp tục quan sát để xác định rõ vật thể này. Kính viễn vọng Webb đã chụp được nhiều thiên hà xa lạ, còn rất nhiều điều chúng tôi cần làm!”
Đến nay, đã có hơn 750 báo cáo nghiên cứu (đã được chấp thuận) sử dụng dữ liệu từ JWST và được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành. Với tuổi thọ ít nhất 20 năm, Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ tiếp tục mang lại nhiều năm nữa của sự phát triển trong ngành thiên văn học, cung cấp những hình ảnh độc đáo, dữ liệu quý giá và... những dấu hỏi chấm mới cho khoa học.
Theo Space, Earth