Kỳ đà nước | |
---|---|
Kỳ đà nước tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn | |
Tình trạng bảo tồn | |
Ít quan tâm (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Reptilia |
Bộ (
| Squamata |
Phân bộ (subordo) | Sauria/Lacertilia |
Họ (familia) | Varanidae |
Chi (genus) | Varanus |
Loài (species) | V. salvator |
Danh pháp hai phần | |
Varanus salvator macromaculatus |
Kỳ đà nước hay Kỳ đà hoa Đông Nam Á (Danh pháp khoa học: Varanus salvator macromaculatus) là một phân loài của loài kỳ đà hoa Varanus salvator phân bố ở lục địa Đông Nam Á, Singapore, Sumatra, Borneo và một số hòn đảo nhỏ hơn Chúng là một trong 06 phân loài của loài kỳ đà hoa, tại Việt Nam, chúng còn được gọi đơn giản là kỳ đà nước hay kỳ đà hoa do chỉ tồn tại phân loài này. Đây là loài thằn lằn có cỡ lớn nhất thuộc họ Kì đà Varanidae ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, chúng được tìm thấy tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, và cũng được ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh (ở vùng rừng ngập mặn Cần Giờ và Quận 7), vùng Đồng Tháp Mười.
Đặc điểm
Mô tả
Chúng có thân hình được bao phủ bởi vảy màu xám nâu. Trên cơ thể có nhiều đốm nhỏ xếp thành các sọc chạy ngang. Lỗ mũi gần gũi hơn với mõm hơn là mắt. Con cái có thân hình nhỏ hơn, có chiều dài lên đến 2,5 mét. Đầu dài và thuôn, cổ dài, mõm dài và hơi dẹp với hai lỗ mũi hình bầu dục gần mõm hơn là gần mắt. Lưỡi mảnh và dài, đầu lưỡi chẻ đôi; lưỡi thường thò ra thụt vào qua khe miệng như lưỡi rắn. Cơ thể dài và to, đuôi dẹp và sống rõ ràng. Cá thể non có lưng màu đen với những vết vàng nhỏ và lớn hình tròn xếp thành hàng ngang. Mõm có các vạch ngang rõ ràng trên các vảy môi. Có một đường đen chạy từ mắt đến thái dương.
Cá thể trưởng thành có màu nâu và vàng xanh. Hoa văn trên cá thể non trở nên ít rõ và khó phân biệt hơn ở những cá thể già. Kì đà có kích thước lớn, da đẹp. Chúng có bốn chân với mỗi chân có năm ngón.
Để phân biệt giới tính giữa con đực và con cái, có thể quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt của từng con sau khi lật ngửa bụng chúng lên.
- Con đực thường có gốc đuôi lớn, lỗ huyệt lồi lên và khi bấm vào gốc đuôi, sẽ thấy một chiếc gai giao cấu màu đỏ sừng lồi ra ngay tại lỗ huyệt.
- Con cái thường có gốc đuôi mảnh hơn, lỗ huyệt cũng lép hơn không lồi lên như Kỳ Đà đực và khi bấm vào gốc đuôi, sẽ không thấy chiếc gai giao cấu nào lồi ra ở chỗ lỗ huyệt.
Đã có ghi nhận về một con Kỳ Đà cái bắt được tại khu vực Rạch Bàng, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh dài 1,5 mét, nặng hơn 15 kg. Con Kỳ Đà này đang bò lên bờ thì bị người dân vây bắt sau đó thông báo cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến tiếp nhận, đưa về nuôi dưỡng. Đây là con Kỳ Đà cái, đang mang thai, có thể do nuôi bị thoát chuồng, khi bò lên bờ để tìm nơi đẻ trứng thì bị bắt.
Hiện tại, giống Kỳ Đà nước trong khu vực Thảo Cầm Viên có 3 cá thể, nhưng toàn là giống đực. Kỳ Đà này sẽ được đưa về làm tổ và nuôi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi để sinh sản. Tại Cà Mau đã có ghi nhận một con Kỳ Đà hoa nặng 43 kg, con Kỳ Đà này dài 2 mét, nó đã được rao bán với giá 40 triệu đồng từ 8 năm trước khi con Kỳ Đà hoa này nặng gần 20 kg được mua ở rừng U Minh mang về nuôi làm cảnh trong nhà, sau khoảng 7 năm, Kỳ Đà đã tăng thêm 23 kg do có trọng lượng lớn và mật của nó rất quý, có thể chữa nhiều loại bệnh.
Tính cách
Phân loài kỳ đà này thường sinh sống ở vùng rừng rậm bên sông suối, đầm lầy, xây tổ trong các hốc cây, khe đá hoặc hang động. Thường sống ở bờ sông, bờ suối trung du và miền núi hay các khu rừng ngập mặn ven biển. Kỳ đà thường thấy ở những vùng đất ẩm ướt, nơi có nhiều sông suối, cung cấp nguồn thức ăn phong phú, cũng như ở các khu rừng chồi miền Đông Nam bộ, nơi mà điều kiện sống khá khô cằn.
Chúng sống cách biệt với những khu dân cư, tránh xa những nơi có nhiều người sinh sống để tránh sự săn bắt của con người và chó hoang. Trên tự nhiên, kỳ đà hiếm khi xuất hiện ban ngày, rất dè dặt và chỉ sống trong bóng tối của rừng, núi, bụi rậm, thường tìm kiếm thức ăn dọc bờ sông, trong bãi cỏ nhiều, và sống cách biệt với con người. Chúng thường ẩn mình trong khe đá hay các hang hốc dưới gốc cây hay trong rậm rạp bụi. Kỳ đà có thể sống trong các hang độ sâu tối thăm thẳm. Chúng thích làm tổ trong các bộng cây (cả cây khô và cây xanh). Nếu không tìm thấy bộng cây, chúng sẽ sống trong các hang đá, hang đất.
Chúng cũng ưa thích các bộng cây cao nằm xa mặt đất, từ vài mét trở lên để tự vệ. Các bộng cây thường có một vài lối thoát nếu gặp nguy hiểm, giúp chúng leo lên cây cao hơn, hoặc chuyển từ cành này sang cành khác trong rừng để trốn chạy, làm cho kẻ thù khó bắt được. Ở vùng đồi núi có địa hình cao ráo, kỳ đà cũng biết tự đào hang để sống. Hang của chúng thường rất sâu, phía mở của hang chỉ đủ chỗ cho kỳ đà lớn lẽo vào, nhưng bên trong hang rộng rãi để vài ba con có thể nằm ngủ thoải mái. Mỗi hang cũng có lối ra khẩn cấp để dễ dàng thoát hiểm.
Tập tính hoạt động của chúng là vào ban đêm. Hàng đêm, kỳ đà ra ngoài kiếm ăn, còn ban ngày thì nghỉ ngơi để tích lấy sức. Chúng rất giỏi leo trèo và thường bắt đầu hoạt động từ buổi chiều đến hoàng hôn. Sau đó, chúng tìm về hang để nghỉ ngơi qua đêm, còn ban ngày thường ẩn mình trong các hang độ sâu, trong rậm cây gần nước hoặc ngâm mình trong nước. Chúng cũng có khả năng lặn sâu tới 20–30 phút. Dù rất nhát, nhưng khi bị dồn vào thế đấu tranh cuối cùng, chúng trở nên hung dữ và lạ thường. Các con trưởng thành, có thân nặng chín, mười ký, có thể tấn công lại con người và cả chó săn để bảo vệ bản thân.
Thói quen ăn uống
Kỳ đà là loài bò sát ăn thịt. Chúng thích ăn cua, ếch, nhái, cá là những con mồi ưa thích. Ngoài ra, chúng cũng ăn trứng, chim non, động vật nhỏ, thằn lằn, côn trùng cỡ lớn. Các cá thể non thường ăn côn trùng. Khi nuôi nhốt, chúng thường ăn sâu bọ, côn trùng như bướm, chuồn chuồn, ong, bọ, gián, mối, ếch, nhái, chim chóc, gà vịt, và có thể cho chúng ăn thêm tôm, cá, cua, thịt, trứng và nội tạng của gia súc, gia cầm. Kỳ đà ưa thích ăn vào buổi chiều tối. Mỗi con kỳ đà chỉ cần ăn khoảng 2–3 con ếch, nhái hay chuột là đủ dinh dưỡng cho cả ngày. Khi được nuôi nhốt, chúng cũng biết ăn những thức ăn được chuẩn bị sẵn. Thức ăn ưa thích nhất của kỳ đà là xác động vật có mùi hôi thối.
Chúng thường săn mồi vào ban ngày, tìm kiếm trong bờ sông suối, các môi trường nước cạn và rừng rậm. Chúng săn mồi bằng cách rình mồi và tấn công, đôi khi dùng lưỡi đầu chẻ đôi để phun nọc độc theo dấu vết của con mồi. Nếu con mồi quá lớn, kỳ đà sẽ dùng răng và chi trước để xé thịt. Dù có thể bơi lội, nhưng kỳ đà thường săn mồi dọc bờ rừng. Khi đói, chúng cũng sẵn sàng đi vào các khu vực nuôi trồng gia súc gia cầm để săn mồi.
Kỳ đà có khả năng chịu đói được nhiều ngày, thậm chí vài tuần mà không gặp vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, khi có mồi, chúng sẽ ăn thật nhiều để dự trữ cho những ngày thiếu thốn. Khi nuôi nhốt, không nên thay đổi thường xuyên chế độ ăn uống vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của chúng. Giống như ếch nhái, mặc dù không có thị lực nhưng kỳ đà lại thích ăn mồi di động, những con mồi vẫn còn sống và chạy nhảy trước mặt chúng. Chúng thích săn bắt con chuột chạy trước mặt hay bay bay bướm.
Sinh sản
Kỳ đà nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau mỗi lần lột xác vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Sau khoảng 18 tháng, chúng trưởng thành và sẵn sàng sinh sản mỗi năm một lứa, với khoảng 15 đến 20 trứng, tuy nhiên chỉ có khoảng chưa đến 50% số trứng đó có thể nở thành con. Kỳ đà sinh sản thường diễn ra vào mùa hè từ tháng 4, 5 đến tháng 7, 8. Chúng đẻ trứng trong các hang hốc ven sông hoặc trong rậm cây gần nước. Trứng có màu trắng, hình dạng thuôn dài, khoảng 5 cm. Ở những vùng đất trũng thường ngập nước như Đồng Tháp Mười, kỳ đà thường đào hang để ở và đẻ trong những ụ đất cao.