Qilin | |||
"Kỳ lân" viết bằng chữ Hán | |||
Tên tiếng Trung | |||
---|---|---|---|
Tiếng Trung | 麒麟 | ||
| |||
Tên tiếng Việt | |||
Chữ Quốc ngữ | kỳ lân | ||
Chữ Hán | 麒麟 | ||
Tên tiếng Triều Tiên | |||
Hangul | 기린 | ||
Hanja | 麒麟 | ||
| |||
Tên tiếng Nhật | |||
Kanji | 麒麟 | ||
Hiragana | きりん | ||
|
Kỳ lan (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong bốn linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên... Trong truyền thuyết của Trung Quốc thì Kỳ lan được xem là đã trở nên giống như một con hổ sau khi chúng biến mất trong thực tế và được cách điệu theo kiểu hươu cao cổ trong triều đại nhà Minh.
Mô tả
Lân
Lân đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần lớn lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong việc tạo hình ở người Việt ta đã khác biệt so với tưởng tượng này. Có thể nhận ra ngay rằng khi nhìn vào hình tượng của Kỳ lân Việt Nam, chúng ta có thể thấy chúng có đôi mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt là phần đuôi có thể rẽ hoặc giống như một cái quạt toát lên vẻ ngoài thân quen, vui vẻ, thân thiện, hoạt bát và dễ gần. Không có cảm giác u ám, châm chọc, hoặc đe doạ như những Kỳ lân Trung Hoa.
Chúng thường được thể hiện trong tư cách là chỗ dựa cho các văn thù bồ tát hay các hộ pháp, và thỉnh thoảng được sử dụng làm chỗ đứng trên cột cổng hoặc trên mái nhà. Trong các trường hợp này, chúng xuất hiện như một biểu tượng của sức mạnh của linh vật tầng trên, của sự thông thái và có vẻ như chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn của những người đi hành hương. Kỳ lân Việt Nam cũng không bao giờ ăn thịt hoặc làm hại bất kỳ loài vật nào và không bao giờ uống nước bẩn.
Trong kiến trúc của người Việt Nam, có những lúc Kỳ lân được sắp xếp theo từng cặp, đứng phía trước cung điện của vua, với đầu hướng về phía cung điện nhằm thể hiện lòng trung thành; có khi Kỳ lân được đặt trước điện thờ, đền miếu, với mặt hướng ra ngoài, là biểu tượng của sự trang nghiêm và tôn kính. Kỳ lân cũng là biểu tượng cho uy quyền của nhà vua, vì vậy trên ngai vàng của triều Nguyễn thường có đôi Kỳ lân là nơi đặt chân của nhà vua. Kỳ lân cũng là linh vật biểu trưng cho thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) - Kỳ lân (thái tử) - phượng hoàng (hoàng hậu).
Hóa thân
Long mã
Long Mã là hóa thân của Kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa Rồng, Lân và Ngựa. Đây là một linh vật có sừng và bờm của Rồng, thân của hươu xạ, vảy của Kỳ lân, chân và móng của Ngựa; 'cao 8 thước 5 tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh nhân để bức cổ đồ'. Tại Huế, Việt Nam, hình ảnh Long mã thường xuất hiện trên các bức bình phong, một 'sản phẩm đặc trưng' của đất Huế. Đó là hình ảnh con Long mã lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây.
Long mã cũng thường xuất hiện trên các cung môn, miếu môn trong hoàng cung triều Nguyễn và thường được kết hợp với các linh vật khác như Rùa, Kỳ lân hay Chim phượng. Tại Trung Quốc, thường được miêu tả chạy trên sóng nước (theo truyền thuyết Vua Vũ trị thủy). Được hiểu rằng: long là Rồng, bay lên, tức là tung, tượng trưng cho kinh tuyến và thời gian - mã là Ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến và không gian. Vì thế Long mã biểu thị sự tung hoành của nam nhi, thời gian và không gian, Long mã khi chạy là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ và đồng thời là biểu tượng cho thánh nhân.
Nghê
Con Nghê là linh vật bản địa hóa của Kỳ lân do người Việt sáng tạo ra, khác biệt hoàn toàn so với Kỳ lân hay Sư tử. Nghê là hóa thân của Sư tử theo phong cách của người Việt Nam. Đây là một con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các thứ tà ma, ác quỷ. Trong Phật giáo, có hình tượng 'Phật sư', tức là con Sư tử nhà Phật. Mang tính chất của Phật đạo, nó giảm bớt những điều hung dữ, loại bỏ yếu tố mãnh thú, trở thành linh sủng của đất nước Phật. Con Nghê trong văn hóa người Việt mang sắc ảnh hưởng từ Ấn Độ và Phật giáo. So sánh với con Sư tử ở Thái Lan, Lào thì có điểm tương đồng, nhưng so với Sư tử đá Trung Quốc thì có nét khác biệt. Sư tử Trung Quốc thường mang hình ảnh của mãnh thú, dã thú, trong khi đó Nghê mang yếu tố của linh thú, mang sắc thánh thiêng.
Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng luôn có một con Nghê đá lớn để bảo vệ toàn làng, trước cổng đình cũng thường có Nghê đá, và trước cổng mỗi nhà thường có chó đá nhỏ ngồi canh giữ cho gia chủ. Thời Đông Sơn đã có hình ảnh nghê trên các đồ đồng. Người xưa gọi nó là 'tịch tà', trừ điều xấu. Nghê đá trên các vật dụng đồ đồng Đông Sơn ngày càng phổ biến.
Ngai vàng thời Nguyễn thường có đôi nghê chầu dưới. Nghê là biểu tượng của sự thiêng liêng. Thời Nguyễn, hình tượng này thường thấy tại Điện Thái Hòa với hai hình thái phổ biến. Điều này thể hiện sự quan trọng của nghê trong xã hội thời bấy giờ. Nghê không chỉ xuất hiện ở các làng quê Bắc Bộ mà còn thường được trang trí trong kiến trúc cung đình ở Huế. Trước cửa Hiển Nhơn và Miếu Môn Thế Tổ Miếu trong Hoàng Thành Huế, hai đôi nghê đá đứng chầu. Khác với hình tượng nghê ở đồng bằng Bắc Bộ, hai đôi nghê ở Huế được chăm chút chi tiết với các đường nét chạm trổ phức tạp, tạo hình với các chòm lông xoắn ở đầu, tai và đuôi, xen kẽ các đao lửa ở 4 chân và sống lưng.