Lắng nghe là kỹ năng then chốt quyết định thành công trong công việc và các mối quan hệ xung quanh.
Chúng ta lắng nghe để nhận thông tin.
Chúng ta nghe để hiểu rõ.
Chúng ta thích lắng nghe để chia sẻ.
Chúng ta lắng nghe để học hỏi.
Bạn nghĩ rằng mình đã lắng nghe rất tốt? Rất tiếc là không phải vậy. Nghiên cứu cho thấy người ta chỉ nhớ khoảng 25-50% những gì mình nghe được. Tức là trong 10 phút trò chuyện, sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác chỉ nghe được khoảng 2,5 – 5 phút mà thôi.
Dựa trên nghiên cứu này, bạn chỉ cần nắm bắt được thông điệp chính trong 25%-50% thời gian lắng nghe hiệu quả. Nhưng nếu không đạt được thì sao?
Rõ ràng, phát triển kỹ năng lắng nghe mang lại nhiều lợi ích, cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao ảnh hưởng, thuyết phục và khả năng thương lượng. Ngoài ra, còn giúp tránh xung đột và hiểu lầm để thành công trong công việc.
Giao tiếp tốt đòi hỏi phải có nhận thức cao về bản thân. Hiểu được phong cách giao tiếp của mình, bạn sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với người khác.
Khi lắng nghe, bạn phải chú ý đến người đối diện và không để các yếu tố xung quanh làm phân tâm. Không nên tranh cãi ngay khi người khác vừa nói xong hoặc mất tập trung khi đang nghe. Nếu không, những rào cản đó sẽ khiến chúng ta không thể lắng nghe và thấu hiểu.
Nếu bạn cảm thấy khó tập trung để lắng nghe, hãy cố gắng tóm tắt lại những gì người khác đang nói. Cách này sẽ giúp bạn củng cố thông tin và tránh bị sao lãng.
Công nhận mình đang lắng nghe có thể chỉ đơn giản là gật đầu hoặc nói 'uh huh'. Điều này không có nghĩa là bạn đồng ý với những gì người khác nói, mà chỉ thể hiện bạn đang chú ý lắng nghe họ. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu khác để thể hiện điều đó và nhắc nhở bản thân phải tập trung khi lắng nghe.