TOEIC là một bài thi kiểm tra năng lực tiếng Anh khá phổ biến đối với dân văn phòng và sinh viên tại Việt Nam để dùng vào việc xét tốt nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm. Trong những năm gần đây, bài thi TOEIC đã có khá nhiều sự thay đổi trong cả 2 phần thi TOEIC Listening và Reading.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung vào giới thiệu cách làm Part 2 của TOEIC Listening cũng như giúp các bạn đang luyện thi nghe của TOEIC nhận ra những bẫy thường gặp trong phần này.
Kỹ Năng Lắng Nghe Tránh Bẫy Cho Các Dạng Câu Hỏi Trong Phần 2 của TOEIC Listening
Các đoạn hỏi-đáp sẽ là tình huống giao tiếp thật trong tiếng Anh, sẽ không rập khuôn theo kiểu “How are you? – I’m fine, thank you” như vẫn thường được dạy trong chương trình phổ thông.
Thí sinh sẽ chỉ được nghe một lần duy nhất, thời gian dừng giữa các câu là 5 giây và cả 4 câu (1 câu hỏi và 3 đáp án trả lời) sẽ không được in trên đề thi.
Các bước làm từng câu hỏi thuộc TOEIC Listening Part 2 sẽ như sau:
Bước 1: Nghe câu hỏi hoặc câu nói đầu tiên.
Trong bước này, thí sinh cần cố gắng xác định kiểu câu hỏi xem là câu hỏi thuộc loại nào: wh-questions, Yes-No questions hay là câu hỏi lựa chọn,…
Bước 2: Nghe các đáp án, A, B, C (mỗi đáp án cách nhau 5s)
Ở bước này, sau khi đã xác định kiểu câu hỏi, thí sinh cần tập trung nghe để loại đi các đáp án sai và chọn đáp án phù hợp với câu hỏi ban đầu.
Trong trường hợp không nghe được rõ đáp án thì bỏ qua để chuẩn bị nghe câu tiếp theo, tránh mất thời gian.
Bước 3: Chọn đáp án.
Ngay sau khi chọn xong, chuyển sang câu tiếp theo trong khoảng thời gian nghỉ 5s giữa 2 câu.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC Listening Part 2:
Wh-question (Câu hỏi thông tin): đây là dạng câu hỏi bắt đầu bằng wh-word như what; where; when; who; why; how;…
Yes/ No question: dạng câu hỏi mà người nghe sẽ xác nhận hoặc phủ định thông tin chứa trong câu hỏi.
Tag question (Câu hỏi đuôi): có chức năng tương tự như Yes/No question nhưng cấu trúc câu hỏi sẽ bao gồm 1 mệnh đề ở đằng trước và câu hỏi ngắn ở cuối câu. Ví dụ: You are going to take the TOEIC test, aren’t you?
Choice question (Câu hỏi lựa chọn): dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng “which” hoặc có cấu trúc giống Yes/No question nhưng sẽ chưa “or” (“hoặc”) trong câu hỏi.
Nghe tránh bẫy wh-questions trong TOEIC Listening
Đối với những câu hỏi thuộc dạng này, điều đầu tiên là phải xác định đúng chức năng của từng wh-word:
What = Cái gì
When = Khi nào
Where = Ở đâu
Who = Ai (hỏi cho chủ ngữ)
Whom = Ai (hỏi cho tân ngữ)
-
Why = Tại sao
How = Như thế nào/ Bằng cách nào
Ngoài ra, “how” khi đi kèm với một vài tính từ hoặc trạng từ thì sẽ mang ý nghĩa hỏi riêng: how far (bao xa); how long (bao lâu); how much/ many (bao nhiêu); how often (hỏi tần suất);…
Bẫy Thường Gặp Phải Trong Loại Bài Này
Câu trả lời chứa Yes – No: Wh-question là dạng câu hỏi yêu cần người trả lời cung cấp thông tin chứ không phải xác nhận thông tin. Vậy nên những câu trả lời bắt đầu bằng Yes/ No hoặc những từ tương tự như vậy có thể loại đi ngay.
Ví dụ: When should we leave for the workshop?
2 p.m at the latest.
⇒ Đáp án đúng vì trọng tâm của câu hỏi là when (thời gian).
No, we are in London.
⇒ Đáp án sai vì người hỏi không hề mong muốn nhận được câu trả lời mang tính xác nhận hay phủ nhận.
Nghe Tránh Bẫy Câu Hỏi Y/N và Câu Hỏi Tag Trong TOEIC Listening
Bẫy thường gặp trong 2 dạng câu hỏi này:
Câu trả lời không đơn giản chỉ là Yes hoặc No. Người đáp thường sử dụng những từ mang nghĩa tương đương với “Yes” (như là “Sure”/ “Of course”/ “Absolutely”/ “Why not”/…) hoặc “No” (như là “not really”; “absolutely not”; “of course not”/…)
Câu trả lời không trực tiếp xác nhận hay phủ định mà được trả lời một cách gián tiếp bằng việc cung cấp thông tin để người hỏi tự đưa ra kết luận cho câu hỏi của mình dựa trên những thông tin mà người trả lời cung cấp.
Câu trả lời chứa “Yes”/ “No”, nhưng phần mở rộng lại sử dụng sai trợ động từ so với câu hỏi hoặc không liên quan tới đối tượng trong câu hỏi.
Ví dụ 1: Was you able to finish the project on time?
Hãy phân tích một vài mẫu câu trả lời sau:
Yes, I couldn’t meet the deadline.
⇒ Câu trả lời chứa “Yes” nhưng phần mở rộng đằng sau lại không đúng với câu hỏi, vì vậy đây không phải đáp án đúng..
I even completed it 2 days earlier.
⇒ Câu trả lời gián tiếp. Dựa trên thông tin được cung cấp có thể suy luận ra câu trả lời ẩn đằng sau chính là “Yes, I could”. Vậy nên là đáp án đúng.
Of course I wasn’t.
⇒ Of course chính là cách khác để trả lời “Yes”, tuy nhiên trợ động từ “wasn’t” ở dạng phủ định lại không phù hợp với “of course” nên đáp án này sẽ bị loại.
Ví dụ 2: You enjoyed your trip to Japan, didn’t you?
Hãy phân tích một vài mẫu câu trả lời sau:
Not really, the weather was quite freezing.
⇒ Dù không có “Yes/ No” nhưng người trả lời đã sử dụng “Not really”-một cụm từ mang nghĩa phủ định thay cho “No”, phần trả lời mở rộng ở đằng sau cũng rất hợp lý vì nó giúp lý giải lý do vì sao người này không thích chuyến đi Nhật đã qua (thời tiết lạnh giá – “the weather was quite freezing”). Vậy nên đây là đáp án chính xác.
Yes, I have learnt Japanese for 2 years so far.
⇒ Câu trả lời có “Yes” nhưng phần mở rộng lại không hề liên quan tới câu hỏi. Đặc biệt từ “Japanese” ở đây chỉ để đánh lừa người nghe vì tương đồng với từ “Japan” ở câu hỏi, vì vậy đây không phải đáp án đúng.
No, I don’t.
⇒ Câu trả lời có [“No” + chủ ngữ + trợ động từ] đúng cấu trúc khuôn mẫu của một câu hỏi yêu cầu xác khẳng định hoặc phủ định thông tin như Yes-No questions và Tag questions. Tuy nhiên, trợ động từ được sử dụng có thì (thời gian) không phù hợp với câu hỏi. Nên đây vẫn là đáp án sai.
Nghe Tránh Bẫy Câu Hỏi Lựa Chọn Trong TOEIC Listening
Dạng câu hỏi lựa chọn dù thoạt nhìn thì có cấu trúc câu hỏi tương đối giống với Yes/ No question nhưng đây là dạng câu hỏi yêu cầu người trả lời đưa ra một lựa chọn chứ không phải là khẳng định hay phủ định thông tin.
Vậy nên thí sinh cần phải lưu ý loại ngay những câu trả lời chứa Yes/ No hoặc những từ tương ứng với 2 từ này vì đó là câu trả lời lạc đề.
Ví dụ: Are you going to the airport by yourself or with other colleagues?
No, I don’t go by car.
⇒ Người hỏi muốn xác nhận thông tin xem người được hỏi tự đi tới sân bay (“by yourself”) hay đi cùng với các đồng nghiệp khác (“with other colleagues”). Vậy nên người nghe cần đáp lại bằng một lựa chọn chứ không phải trả lời Có/ Không. Ngoài ra, mặc dù có “go” nhưng mệnh đề “I don’t go by car” không phù hợp với mệnh để nào ở bên trên, nên đáp án này sai.
Absolutely, I am at the airport.
⇒ Tương tự như đáp án A ở bên trên, nội dung của câu trả lời này không xác định được phương thức đi tới sân bay mà người hỏi muốn biết, vì vậy đây không phải đáp án đúng.
One of my colleagues will pick me up at 7 a.m.
⇒ Câu trả lời cung cấp thông tin rằng một người đồng nghiệp sẽ đến đón, tức là xác nhận rằng sẽ đi với đồng nghiệp (“with other colleagues). Nên đây sẽ là phương án chính xác.
Ngoài ra, thí sinh cũng phải biết rằng câu trả lời không phải lúc nào cũng là 1 trong 2 lựa chọn. Người trả lời có thể đưa ra những lựa chọn như sau cho câu hỏi lựa chọn:
Chọn 1 trong 2 phương án
Chọn cả 2 (Both)
Không chọn cả 2 (Neither (of)…, none (of) ….)
Cái nào cũng được (Either (of)…, Whatever is fine…, I don’t care,…)
Đưa ra một lựa chọn thứ 3 (What about…/ How about…?)
Ví dụ: Which type of coffee do you want, black coffee or vanilla one?
Người hỏi đang muốn biết loại cà phê mà người còn lại muốn uống (cà phê đen hay cà phê va-ni-la)
Câu hỏi kiểu này có thể nhận lại những câu trả lời phù hợp với ý hỏi như sau:
Can I try both?
⇒ Người nghe ngỏ ý rằng mình muốn thử cả 2 loại cà phê. Đây vẫn là một câu hỏi đúng trọng tâm và hợp với ý hỏi ban đầu và là đáp án đúng.
Either. I’m allergic to coffee.
⇒ Người nghe đáp lại rằng mình uống loại nào trong 2 loại đều được, nhưng sau đó lại bày tỏ rằng mình bị dị ứng với cà phê, tức là thông tin này không hề phù hợp với lựa chọn “Either” trước đó. Vậy nên đáp án sai.
Neither. I want black coffee.
⇒ “Neither” (Không cái nào trong hai) chính là lựa chọn của người nghe, nhưng sau đó người này lại bảo muốn uống cà phê đen, tức là phần mở rộng của câu trả lời không phù hợp với lựa chọn “neither”, vậy nên đáp án sai.
Tóm Tắt
Bùi Thị Mỹ Hằng