Ở hai phần trước của Kỹ năng nhận diện từ vựng trong IELTS Reading, tác giả đã đề cập rất cụ thể về định nghĩa và ứng dụng kỹ năng này vào bài IELTS Reading, bên cạnh đó là hướng dẫn 3 phương pháp để thực hiện kỹ năng này cũng với sự diễn giải và ví dụ chi tiết. Ở phần cuối cùng, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc 2 phương pháp quan trọng hỗ trợ nhiều cho kỹ năng IELTS Reading và cách luyện tập kỹ năng nhận diện từ vựng.
Các phương pháp quan trọng với khả năng phân biệt từ vựng – P2
Dấu hiệu ngữ cảnh – Một gợi ý
Các đầu mối ngữ cảnh là các gợi ý được tìm thấy trong một câu, đoạn văn hoặc đoạn văn mà người đọc có thể sử dụng để hiểu nghĩa của các từ mới hoặc không quen thuộc. Ngữ cảnh có thể được giải thích dưới dạng định nghĩa, ví dụ, so sánh hoặc tương phản, giải thích, … (Angela Bueno, 2015)
Đầu mối có thể xuất hiện trong cùng một câu với từ mà nó đề cập đến hoặc nó có thể xuất hiện trong câu tiếp theo. Do đó, người đọc thường có thể tìm ra nghĩa của từ vựng mới hoặc không quen thuộc bằng cách chú ý đến ngôn ngữ xung quanh.
Các đầu mối ngữ cảnh giúp người đọc củng cố kỹ năng xác định các từ không quen thuộc hoặc khó bằng cách giúp họ nhận ra những từ có thể có ý nghĩa thông qua việc sử dụng hình ảnh và kiến thức đã biết trước đó về những gì đang đọc.
Bảng dưới đây cung cấp các loại đầu mối, tín hiệu và ví dụ về từng đầu mối:
(Nguồn: mpc.edu)
Phân tích các ví dụ ở bảng trên đối với từng loại đầu mối:
Antonym (từ trái nghĩa) hoặc Contrasting clue (đầu mối trái ngược): Trong câu “Unlike his quiet and low key family, Brad is garrulous.”, “Unlike” chính là Đầu mối thể hiện sự trái ngược của ngữ cảnh giữa câu trước và câu sau. Sống trong một gia đình yên tĩnh và không có địa vị quan trọng trong xã hội, nhưng Brad thì ngược lại. Vì vậy, “garrulous” là 1 thể hiện tính lắm lời, ồn áo, thích nổi bật, muốn làm người quan trọng, … của Brad.
Definition (định nghĩa) hoặc Example Clue (đầu mối ví dụ): Trong câu “Sedentaryindividuals, people who are not very active, often have diminished health.”, thông tin “people who are not very active” chính là Đầu mối thể hiện cho việc giải thích rõ hơn cụm danh từ “sedentary individuals” ở trước. Trong khi “individuals” sẽ tương đương với people, sedentary sẽ được giải thích bằng cụm “not very active”. Vì vậy, “sedentary” có thể có nghĩa là: thụ động, lười, …
General knowledge (kiến thức chung) hoặc General sense (cảm nhận chung)/ Logic of the Sentence or Passage (tính hợp lý của câu hoặc đoạn văn): Trong câu “Lourdes is always sucking up to the boss, even in front of others. That sycophant just doesn’t care what others think of her behavior.”, từ “That”chính là Đầu mối kết nối mệnh đề trước và từ chưa được biết đến là “sycophant”. Dịch câu trên: “Lourder luôn nịnh bợ ông chủ, thậm chí trước mặt người khác. sycophant đó không quan tâm những gì người khác nghĩ về hành vi của mình.” Vì vậy, “sycophant”có thểlà một danh từ khái quát và tóm gọn lại thông tin của mệnh đề trước với ý nghĩa là: kẻ nịnh bợ, kẻ thích làm hài lòng người khác, …
Restatement (phát biểu lại) hoặc Synonym clue (đầu mối đồng nghĩa): Trong câu “The dromedary, commonly called a camel, stores fat in its hump.”, thông tin “commonly called a camel”chính là sự nhắc lại thông tin của từ “dromedary”theo cách diễn đạt khác nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Suy từ nghĩa của “Camel” (lạc đà) và “commlony called” (theo cách gọi thông thường), “dromedary”có thể là một thuật ngữ ám chỉ loài lạc đà.
Lưu ý:
Việc học nghĩa của một từ thông qua việc sử dụng nó trong một câu hoặc đoạn văn là cách thiết thực nhất để xây dựng vốn từ vựng, vì từ điển không phải lúc nào cũng có sẵn khi người đọc gặp một từ không xác định.
Tuy vậy, người đọc nên dựa vào các đầu mối ngữ cảnh khi đầu mối đó rõ ràng về ý nghĩa. Không nên dựa vào đầu mối ngữ cảnh mập mở về sự chính xác đối với nghĩa của từ, khi đầu mối gợi lên một số định nghĩa khả thi làm chồng chéo sự hiểu và khi các từ gần đó không quen thuộc; trong những trường hợp này, người đọc nên tham khảo từ điển.
Các phần của từ – Word parts
Dr. Helvie đã liệt kê ra 3 thành phần trong một từ mà người đọc nên dựa vào để phân tích nghĩa của từ đó như sau:
Tiền tố (prefix): là một phần từ được gắn vào đầu từ gốc để nâng cao hoặc thay đổi nghĩa của nó. Tiền tố không thể tự đứng vững như một từ độc lập.
Ví dụ: Từ “abnormal” được tạo thành từ gốc là “normal”, có nghĩa là bình thường, tiền tố “ab-” có nghĩa là xa khỏi (Người đọc có thể suy ra nghĩa của tiền tố “ab-“ nếu liên hệ tới một từ quen thuộc hơn là: “absent” với nghĩa vắng mặt, trong đó “sent” có nghĩa là gửi đi). Vì vậy, “abnormal” có nghĩa là bất thường.
Hậu tố (suffix): là một phần từ được thêm vào cuối từ gốc, đôi khi có thể nâng cao hoặc thay đổi ý nghĩa của nó, nhưng chủ yếu là hậu tố có thể thay đổi phần lời nói của một từ hoặc thay đổi từ số ít thành số nhiều. Giống như một tiền tố, hậu tố không thể tự đứng vững như một từ độc lập.
Ví dụ: Từ “climatology” được tạo thành từ gốc là “climate”, có nghĩa là thời tiết, hậu tố “-ology” có nghĩa là ngành học (Người đọc có thể suy ra nghĩa của hậu tố “-ology“ nếu liên hệ tới các từ cũng khá phổ biến như “biology” với nghĩa là môn sinh học, “geology” có nghĩa là môn địa lý). Vì vậy “climatology” do đó có nghĩa là khí hậu học.
Gốc từ (root word): là những từ cơ bản không thể được rút gọn thành một từ nhỏ hơn và có nghĩa riêng của chúng. Chúng thường có thể đứng một mình như những từ độc lập mặc dù có một số gốc rễ cốt lõi giúp hình thành nhiều từ mà mọi người sử dụng. Gốc từ chính là nền tảng của đa số nhiều từ dài trong ngữ cảnh của văn nói và viết.
Ví dụ: Từ “telepresence” có gốc từ là “presence”, nghĩa là sự xuất hiện, và bất cứ tiền tố hay hậu tố nào đi kèm dù tạo ra một nghĩa mới nhưng vẫn có một sự liên quan nhất định với nghĩa của gốc từ. Tiền tố “tele-” có nghĩa là từ xa(Người đọc có thể suy ra nghĩa của tiền tố “tele- “ nếu liên hệ tới một từ rất phổ biến là “telephone” với nghĩa là cuộc gọi từ xa). Vì vậy, “telepresence” có nghĩa là sự xuất hiện từ xa.
Có hai cách để tiếp cận các thành phần của từ. Cách đầu tiên là ghi nhớ các phần của từ. Việc giải mã các từ chưa biết trở nên dễ dàng hơn với mỗi tiền tố, gốc từ và hậu tố mà người đọc học được. Danh sách các thành phần từ thông dụng có thể được tham khảo tại đây.
Một cách khác để giải mã nghĩa của một từ là nghĩ về những từ quen thuộc có cùng gốc với từ mới. Vì tiếng Anh là sự pha trộn của nhiều ngôn ngữ gốc Latinh và tiếng Đức, người đọc cũng có thể nghĩ đến các từ nước ngoài. Sau đó, người đọc có thể suy ra nghĩa của từ mới dựa trên những từ quen thuộc đã biết từ trước.
Ví dụ: Nếu gặp từ “transcription”, những việc người đọc có thể làm khi phân tích các thành phần của từ có thể diễn ra như sau:
Đầu tiên, liệt kê các từ trong tầm hiểu biết mà bắt đầu bằng tiền tố “trans-” hoặc “tran” hoặc có gốc từ “script”:
Tiền tố: Tran- | Gốc từ: Script |
transport | script |
transcontinental | postscript |
translate | inscription |
transaction | description |
Tiếp đến, tìm những điểm chung trong mỗi nhóm từ:
transport | di chuyển từ nơi này đến nơi khác |
transcontinental | di chuyển qua lại các lục địa |
translate | định nghĩa một từ hoặc một thuật ngữ bằng ngôn ngữ khác |
transaction | chuyển hoặc đổi tiền |
script | một đoạn văn |
postscript | ghi chú ở cuối sách |
inscription | chữ viết trong sách hoặc trên đá |
description | sự miêu tả |
Từ hai bảng trên, các tiền tố “trans-“ và “”tran-“ đều liên quan đến việc di chuyển một điều thực tế hoặc một ý tưởng; trong khi gốc từ “script” đều liên quan đến chữ viết. Do đó, người đọc có thể hiểu rằng “transcription” có nghĩa là chuyển một cái gì đó thành văn bản.
Khi người đọc đã dành thời gian để hiểu phiên âm nghĩa là gì, việc đoán nghĩa của các từ liên quan thậm chí sẽ nhanh hơn rất nhiều. Người đọc hoàn toàn có thể cho rằng các từ bắt đầu bằng “trans” có liên quan đến việc di chuyển một thứ gì đó và các từ có “script” làm gốc có liên quan đến chữ viết. Bằng cách ghi nhớ các phần của từ và hiểu chúng bằng cách chia nhỏ chúng thành các từ quen thuộc, người đọc sẽ bắt đầu đọc nhanh hơn và hiểu nhiều hơn những gì đang đọc.
Việc phân tích và tổng hợp cấu trúc từ như trên không những giúp người đọc hiểu nghĩa của những từ không quan thuộc nếu từ đó được cấu tạo bởi các bộ phận từ quen thuộc (tiền tố, hậu tố, gốc từ), mà còn giúp việc phát âm từ vựng sẽ dễ dàng hơn khi người đọc sẽ bẻ nhỏ 1 đó thành các âm riêng biệt sau đó kết hợp chúng lại với nhau.
Ví dụ:
Trong câu trên, từ undependable là 1 từ dài và cần được giải mã phát âm. Để làm được điều này chúng ta chia nhỏ từ thành các phần nhỏ để tách được từ gốc ra: un–depend–able. Các tiền tố un và hậu tố able khá phổ biến nên người đọc nên tập nhuyễn phát âm ngay từ đầu để quá trình học về sau trở nên thuận lợi hơn. Sau khi tách được depend, đa phần người đọc có thể nhận diện được đây là một từ quen thuộc và biết được cách phát âm của nó. Cuối cùng cách phát âm của từ undependable sẽ là sự tổng hợp của un, depend, và able.
Phương pháp rèn luyện để cải thiện kỹ năng nhận diện từ vựng
Hiệu ứng tần số từ là một hiện tượng tâm lý trong đó thời gian để nhận diện đối với các từ được nhìn thấy thường xuyên hơn sẽ nhanh hơn so với các từ được nhìn thấy ít thường xuyên hơn. (Wikipedia) Một từ được coi là có tần suất xuất hiện cao nếu từ đó được sử dụng phổ biến trong lời nói hàng ngày, chẳng hạn như từ “the”. Một từ được coi là có tần suất thấp nếu từ đó không được sử dụng phổ biến, chẳng hạn như từ “strait” (eo biển). (“Word Frequency Effect”. Oxford University Press. Retrieved 21 October 2014.)
Từ những nhận định trên có thể suy ra, người đọc sẽ phản hồi nhanh hơn hoặc chính xác hơn đối với các từ xuất hiện thường xuyên. Đối với các từ ít xuất hiện thường xuyên hơn, tốc độ lẫn độ chính xác trong phản hồi đối với người đọc sẽ giảm đi đáng kể.
Kruidenier (2002) đã đưa ra nhận xét: “Tác động của hiệu ứng tần số đã được tích hợp vào quá trình học.” Mặc dù phương pháp phân tích từ rất hữu ích, nhiều từ không tuân theo cấu trúc ngữ pháp thông thường và có thể dễ dàng ghi nhớ vào bộ nhớ từ bằng cách tự động nhận diện từ.
Một bài báo trên ScienceDaily chỉ ra rằng “nhận diện từ sớm là chìa khóa cho kỹ năng đọc suốt đời”. Nhận định này cũng có thể hiểu là việc thành thạo trong nhận diện từ ngay từ những giai đoạn đầu trong việc đọc có ảnh hưởng lớn đến khả năng hiểu đọc về sau của một cá nhân.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kỹ năng đọc, việc lặp lại khi tiếp xúc với từ là vô cùng quan trọng. Điều này tận dụng hiệu ứng tần số bằng cách tăng sự quen thuộc của người đọc với từ mục tiêu, và từ đó cải thiện cả tốc độ và độ chính xác trong việc đọc ở tương lai. Việc lặp lại này có thể được thực hiện qua các hình thức như thẻ ghi nhớ (flashcards), việc theo dõi từ bằng cách dò nét chữ (word-tracing), đọc to (reading aloud), hình dung từ qua hình ảnh thực tế (picturing the word) và các hình thức thực hành khác để cải thiện sự kết nối của văn bản trực quan với việc nhớ từ. (Theo trang Thông tin và Hệ thống Truyền thông Văn hóa).