Lãi suất âm là một thuật ngữ vẫn khá xa lạ tại Việt Nam nhưng lại phổ biến ở các nước phát triển. Chính sách này có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế song cũng mang theo nhiều rủi ro. Lãi suất âm có ý nghĩa như thế nào? Khi nào lãi suất âm được sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là lãi suất?
Thực tế, khi bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn sẽ nhận được một khoản lãi suất nhất định. Nhưng với lãi suất âm, bạn sẽ phải trả thêm phí. Bạn là người đi gửi tiền nhưng lại phải trả tiền cho ngân hàng.
Ví dụ, bạn gửi 1 triệu vào ngân hàng với lãi suất là -2%/năm. Kết thúc kỳ hạn, bạn sẽ phải trả 1.000.000 x 2% = 20.000 cho ngân hàng. Điều này có nghĩa là bạn đã mất 20.000. Lãi suất âm khiến người gửi tiền trở nên khó khăn hơn.
Dưới góc nhìn của người vay, thay vì phải trả lãi, họ hiện không chỉ không phải trả mà còn nhận được tiền lãi khi vay. Điều này được coi là một nghịch lý trên thị trường. Lãi suất âm thường xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc từ chính sách tiền tệ đặc biệt của chính phủ các quốc gia.
Xem lại:
- Các chính sách dự trữ ngoại hối thường được áp dụng bởi các ngân hàng trung ương. Chính sách tài khóa và vai trò của chính sách trong kinh tế.
Lãi suất âm có ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế
Trên thế giới, lãi suất âm đã từng là một trong những chính sách tiền tệ đặc biệt hiệu quả tại nhiều quốc gia như Bỉ, Áo, Nhật Bản... Vậy lãi suất âm có ý nghĩa như thế nào.
- Khi chính sách lãi suất âm được áp dụng, ngân hàng trung ương thay vì trả lãi, sẽ thu phí giữ tiền từ các ngân hàng thương mại để khuyến khích các hoạt động cho vay kinh doanh và tiêu dùng.
Lãi suất âm sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế bằng cách giảm chi phí cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ suy thoái.
Lãi suất âm hầu như không xuất hiện trong hoàn cảnh nền kinh tế bình thường. Nó chỉ được áp dụng khi nền kinh tế rơi vào giảm phát nghiêm trọng, khi đồng tiền khan hiếm và có giá hơn, dẫn đến tích trữ tiền mặt thay vì tiêu dùng.
Mục đích chính của lãi suất âm là kích thích dòng tiền lưu thông, giảm tiền nhàn rỗi, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, từ đó phát triển nền kinh tế.
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên áp dụng lãi suất âm từ năm 2012 và đã thấy hiệu quả, sau đó nó đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phát triển khác ở châu Âu và Nhật Bản.
Rủi ro mà lãi suất âm mang lại
Lợi ích đối với nền kinh tế của lãi suất âm không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế nhất định:
Tín dụng ngân hàng bị thắt chặt
Khi chính sách lãi suất âm được áp dụng, thu nhập từ việc gửi tiền và cho vay của các ngân hàng bị giảm sút. Đồng thời, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại cũng phải chịu thêm chi phí. Việc này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng một cách nghiêm trọng. Để thích ứng, các ngân hàng thương mại buộc phải hạn chế phạm vi cho vay và tăng chi phí lãi vay cho các đối tượng ngoài phạm vi. Kết quả là những nỗ lực mở rộng chính sách tiền tệ của ngân hàng không có hiệu quả như mong đợi.
Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trên thị trường chứng khoán
Lãi suất âm được áp dụng sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thông thường, khi lãi suất gửi tiền ngân hàng còn hấp dẫn, người dân có xu hướng tích trữ tiền mặt, mua vàng hoặc đầu tư vào các tài sản khác có giá trị khác, và chứng khoán là một trong những điển hình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chính sách này cũng đem lại hiệu quả. Các ngân hàng thường có tác động lớn đến toàn bộ thị trường chứng khoán với tỷ trọng vốn hóa cao. Chính sách này có thể làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến thị trường và kéo các chỉ số chung của thị trường xuống.
Lịch sử của lãi suất âm và cách thức sử dụng nó ra sao
Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia áp dụng chính sách lãi suất âm nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên thành công với mức lãi suất -0.25% vào năm 2009. Sau đó, vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng áp dụng chính sách này với mức lãi suất là -0.1%. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại châu Á áp dụng lãi suất âm dưới 0%.
Tuy nhiên, nhìn chung thì hiệu quả của chính sách này không lớn. Áp dụng chính sách lãi suất âm vào nền kinh tế thị trường đòi hỏi Chính phủ phải có những suy tính và kế hoạch ứng phó phù hợp vì rủi ro từ chính sách này là khá lớn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, Nhà nước cần kết hợp với những giải pháp khác nhằm tăng độ hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về lãi suất âm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bản chất và tác động của lãi suất âm đối với nền kinh tế.