Thời nay, người giàu không hiếm, nhưng quý tộc thì hiếm hơn. Làm sao vậy? Vì người giàu chỉ có tiền, còn quý tộc phải có định vị. Không phải ai giàu cũng quý tộc. Nếu năng lực được đánh giá qua việc kiếm tiền, cách tiêu tiền là định vị của họ.
Khi nói về tiêu tiền, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến mua sắm. Chu Xung, tác giả cuốn sách Tôi Ưa Bản Thân Nỗ Lực Hơn, đã nói rằng chi tiêu cho việc mua sắm là tiêu dùng cấp thấp. Trong tháp nhu cầu Maslow, mua hàng hiệu cũng giống như mua hàng ngày, chỉ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và thỏa mãn nhu cầu vật chất, mục này được xếp ở bậc thấp nhất.
Mặc dù có câu 'Có tiền mua tiên cũng được', nhưng đâu phải ai cũng hiểu rõ sức mạnh của tiền? Không thể đổ lỗi cho những người coi tiền như hơi thở, ham muốn kiếm tiền đến đáng thương, vì chỉ ai từng trải qua nghèo đói mới hiểu rõ giá trị của tiền. Tiền có thể mua thức ăn, quần áo, điều trị bệnh, chăm sóc cha mẹ,... Dù tiền không mua được hạnh phúc, nhưng cuộc sống dễ dàng hơn với tiền.
Nên nhớ! Tiền chỉ nên là phương tiện hỗ trợ cuộc sống, không hơn không kém. Đừng để tiền làm chủ, đó là tự làm mình thành nô lệ. Cũng đừng vì muốn gia đình có cuộc sống tốt mà bất chấp kiếm tiền, mặc dù gia đình cần tiền để sống, nhưng tiền đó phải là tiền trong sạch.
Dùng tiền để mua sắm không có gì sai, nhưng ở thời điểm này, việc chỉ nghĩ về tiền để mua sắm có vẻ hơi lạc hậu. Khi thanh toán cho một món đắt tiền, cảm giác hạnh phúc nhất có lẽ là chứng tỏ khả năng kiếm tiền của bản thân. Nhưng sau đó thì sao? Mua nhiều hơn không mang lại nhiều hạnh phúc hơn. Mua hàng giá rẻ cũng vậy, mặc dù có khả năng chi tiêu nhưng càng mua nhiều thì càng phát hiện ra sự vô lý. Nhiều quần áo chỉ cất trong tủ, phụ kiện, mỹ phẩm chất đống cũng ít khi dùng đến. Mua sắm không phải lúc nào cũng là việc tốt, và việc mua sắm liên tục thì dễ gây lãng phí. Thậm chí không phải mọi món đều tốt, nhiều người phàn nàn về chất lượng hàng hóa trên thị trường. Nếu mua sắm liên tục, cần thêm không gian để chứa đồ mới, đồ cũ và không cần thiết phải loại bỏ như rác.
Muốn rèn luyện phẩm vị trong việc chi tiêu, cần nhớ hai điều này:
- Một người không cần quá nhiều vật chất.
- Mua sắm chỉ mang lại chút niềm vui ngắn ngủi, không thể làm nguồn hạnh phúc lâu dài.
Thực tế, việc sử dụng tiền không phải lúc nào cũng liên quan đến mua sắm. Sự sống không bao giờ chứng minh giá trị của nó qua nhãn hiệu, túi xách, hay xe hơi, nhà cửa. Giá trị cốt lõi nằm ở tâm hồn, trong cách chúng ta sống và sử dụng trí tuệ. Việc mặc đẹp hoặc sở hữu siêu xe chỉ khiến người khác trầm trồ ngắn ngủi. Địa vị của một người không phản ánh qua vẻ ngoài, mà qua bản chất bên trong. Một người chỉ biểu lộ năng lực kiếm tiền mà không rèn luyện tâm hồn và trí tuệ sẽ chỉ là một người giàu có, không thể tiến xa hơn.
Ngày nay, không ít người chọn sống đơn giản - theo phong cách wabi sabi. Họ không thiếu khả năng kiếm tiền để sống xa hoa, nhưng họ đánh giá cao giá trị và mục đích sống của mình. Mark Zuckerberg thường mặc áo phông và quần jeans đơn giản. Cảm thấy không nên dùng năng lượng cho những quyết định vô ích, ông cho rằng nên dành thời gian để xây dựng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng.
Người trẻ trên khắp thế giới, cũng như ở nước ta, đang chọn cách sống không cần phải tự gây dựng danh vọng bằng vật chất. Thay vào đó, họ tìm kiếm tri thức và phát triển bản thân từ bên trong. Họ khám phá, học hỏi, và tận hưởng cuộc sống không giới hạn, đồng thời tìm kiếm niềm vui từ tri thức và trải nghiệm.
Không phải chỉ những người tự do mới có thể sống thoải mái và tự do khám phá. Đôi khi, sự tự do không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, mà phụ thuộc vào tâm hồn của bản thân. Việc tìm hiểu thế giới và trải nghiệm cuộc sống có thể mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn việc đi mua sắm.
Tiêu tiền đúng cách sẽ mở ra kiến thức và phá bỏ những khuôn mẫu cũ. Thay vì tập trung vào giàu có vật chất, hãy đầu tư vào trải nghiệm tinh thần và phát triển bản thân. Mua sắm có phẩm vị sẽ giúp thấy rõ niềm vui lâu dài trong cuộc sống, nhưng cần phải tiết chế và đảm bảo chất lượng.
Những trải nghiệm tinh thần giúp cuộc sống phong phú hơn không phải lúc nào cũng cần tiền, và không thể đánh giá bằng tiền. Cái gì thuộc về tâm hồn sẽ không bao giờ bị mất đi, thậm chí cả thời gian.
Ý nghĩa của cuộc sống không phụ thuộc vào số lượng tài sản chúng ta sở hữu, mà là cách chúng ta sử dụng những tài sản đó. Không để khả năng kiếm tiền trở nên vô ích chỉ vì thiếu kỹ năng quản lý và chi tiêu đúng đắn. Trở thành người giàu có là điều tốt, nhưng trở thành người giàu có và cao quý mới thực sự tốt hơn.
Tác giả: Anh Thư