Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (trình bày ý kiến phản đối) cần tập trung vào mục tiêu:
Bài tập 1
Bài tập 1 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (trình bày ý kiến phản đối) cần tập trung vào mục tiêu:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (trình bày ý kiến phản đối) cần tập trung vào mục tiêu: Phản đối một vấn đề tiêu cực trong cuộc sống.
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (trình bày ý kiến phản đối) cần tuân thủ các yêu cầu:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Nêu rõ vấn đề, làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
- Trình bày rõ ràng quan điểm phản đối của người viết về một quan điểm, cách hiểu khác nhau.
- Cung cấp các lý lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm phản đối là hoàn toàn có cơ sở.
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những điều rút ra từ việc đọc các bài viết tham khảo trong SGK (tr.67-69)
- Về cách chọn đề tài để viết:
- Về cách diễn đạt quan điểm phản đối:
- Về cách trình bày các ý, cách đưa ra lý lẽ, bằng chứng để sự phản đối có tính thuyết phục:
- Về cách diễn đạt:
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Về cách chọn đề tài để viết: Lựa chọn đề tài mà cộng đồng quan tâm, có tính lịch sử.
- Về cách diễn đạt quan điểm phản đối: Rõ ràng, thể hiện quan điểm cá nhân là không đồng ý.
- Về cách trình bày các ý, cách đưa ra lý lẽ, bằng chứng để sự phản đối có tính thuyết phục:
- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để biện minh cho sự phản đối khía cạnh thứ nhất của quan điểm.
+ Lý lẽ:
“Công việc lớn là những công việc quan trọng, yêu cầu người thực hiện dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, ... để giải quyết.”
“Do đó, ai cũng có những công việc lớn trong cuộc sống, không chỉ học sinh mà còn là tất cả mọi người.”
+ Bằng chứng: “Với học sinh, tất cả đều là những công việc lớn của cuộc đời họ.”
- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để biện minh cho sự phản đối khía cạnh thứ hai của quan điểm.
+ Lý lẽ: “Ngoài những công việc lớn, còn có những công việc nhỏ hàng ngày chúng ta phải làm.”
“Nếu mọi người đều cho rằng họ sinh ra chỉ để làm những công việc lớn, thì những công việc nhỏ đó sẽ được đảm bảo bởi ai?”
+ Bằng chứng: “Trong gia đình, có những công việc hàng ngày nhưng không thể bỏ qua như việc chăm sóc thú cưng.”
“Ở trường, không chỉ học mà còn có những hoạt động hàng ngày như việc phân loại rác thải, ...”
- Sử dụng lý lẽ và bằng chứng để biện minh cho sự phản đối khía cạnh thứ ba của quan điểm.
+ Lý lẽ: “Có một câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời: Công việc nhỏ có ý nghĩa không? ... Mặc dù nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao.”
+ Bằng chứng: “Tôi đã đọc một bài báo kể về ông Ni - nô - mi - gia ... ở Hồ Gươm.”
- Về cách diễn đạt: Sáng tỏ, dễ hiểu.
Bài tập 4
Bài tập 4 trang 45 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Chủ đề em lựa chọn để viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống (trình bày ý kiến phản đối)
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cần quan sát thực tế diễn ra hàng ngày (trực tiếp hoặc qua các phương tiện như tivi, báo, đài, …) để nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay, có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không tốt đến đời sống cộng đồng, cần bày tỏ thái độ phản đối. Em có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để chọn chủ đề cho bài viết của mình:
- Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao động đã được nhà trường trả lương.
- Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.
- Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
Bài tập 5
Bài tập 5 trang 45 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Dàn ý để viết bài theo đề tài đã chọn:
Mở bài |
|
|
Thân bài |
Ý 1 |
|
Ý 2 |
|
|
Ý 3 |
|
|
Kết bài |
|
Phương pháp giải:
- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác
- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở
Lời giải chi tiết:
Mở bài |
Nêu vấn đề nghị luận và luận điểm của bản thân, thể hiện ý kiến không đồng tình với quan điểm. |
|
Thân bài |
Ý 1 |
Đưa ra thực trạng của vấn đề |
Ý 2 |
Nêu nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. |
|
Ý 3 |
Giải pháp để giải quyết vấn đề. |
|
Kết bài |
Ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. |
Bài tập 6
Bài tập 6 trang 46 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Tự rà roát, đánh giá sau khi hoàn thành bài viết:
STT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
STT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
1 |
Nêu cụ thể vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối. |
Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối còn mơ hồ. |
2 |
Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu. |
Diễn đạt cho rõ nếu thấy sự phản đối chưa được thể hiện rõ ràng.
|
3 |
Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để việc phản đối ý kiến có sức thuyết phục. |
Củng cố lí lẽ nếu thấy chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu thấy còn thiếu. |
4 |
Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề. |
Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa hoặc nêu chưa rõ. |
5 |
Rà soát lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết. |
Sửa những lỗi phát hiện được |