Sự ngập ngừng khi nói là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà hầu hết người học IELTS đã từng trải qua. Đặc biệt, tình trạng này thường dễ xảy ra trong phòng thi khi thí sinh không thể diễn đạt ý trả lời mạch lạc hoặc không nghe hiểu câu hỏi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi. Trên thực tế, sự ngập ngừng là một phần tất yếu trong giao tiếp. Trong bất cứ ngôn ngữ nào, người bản ngữ cũng có thể ngập ngừng khi nói. Tuy nhiên, dù sự ngập ngừng tự nhiên khi nói là hoàn toàn bình thường, người thi IELTS nên hạn chế sự ngập ngừng gượng gạo – tức là quá thường xuyên hoặc ngắt nghỉ quá chênh lệch với tốc độ nói – tới mức tối thiểu.
Vậy cụ thể ngập ngừng ở mức độ nào sẽ ảnh hưởng đến điểm thi Speaking và làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề ngập ngừng khi diễn đạt ý ở mức độ thiếu tự nhiên (sự ngập ngừng gượng gạo), làm rõ nguyên nhân và ảnh hưởng, đồng thời cung cấp một số phương pháp để hạn chế hiện tượng nói ngắt nhịp rõ ràng khi trả lời câu hỏi IELTS Speaking.
Key takeaways
1. Ngập ngừng là việc người nói diễn đạt một cách ngắt quãng ý của bản thân. Với IELTS Speaking, người học nên cố gắng hạn chế tối đa sự ngập ngừng gượng gạo khi đưa ra câu trả lời.
2. Sự ngập ngừng khi nói có thể ảnh hưởng đến band điểm Speaking qua tiêu chí Fluency and Coherence, cũng như ảnh hưởng về lâu dài đến tâm lý học tập và thi những lần sau của thí sinh.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự ngập ngừng trong phòng thi:
·Hạn chế về vốn từ và ý tưởng
·Không nghe hiểu được câu hỏi
4. Một số phương pháp hạn chế sự ngập ngừng khi trả lời trong phòng thi IELTS Speaking:
·Diễn đạt kéo dài thời gian suy nghĩ từ vựng và ý tưởng
·Đặt lại câu hỏi cho giám khảo để xác định rõ vấn đề cần trả lời
Ngắt quãng khi nói: Biểu hiện và tác động đến điểm thi IELTS Speaking
Ngập ngừng khi nói là gì?
Ngập ngừng là việc người nói diễn đạt một cách ngắt quãng ý của bản thân, có thể thể hiện qua việc dừng nghỉ lâu, hoàn thành câu một cách thiếu trơn tru hoặc thêm các từ “à”, “ừm” quá nhiều khi nói. Nếu quãng thời gian ngắt nghỉ có sự chênh lệch đáng kể với tốc độ nói bình thường của thí sinh, sự ngắt quãng trong diễn đạt sẽ thể hiện rõ ràng rằng thì sinh đang gặp vấn đề khi trả lời câu hỏi.
Dựa vào IELTS Speaking Band Descriptors (Các bảng mô tả điểm bài nói), sự ngập ngừng nói chung khi diễn đạt (hesitation) xuất hiện trong tiêu chí chấm Fluency and Coherence (tạm dịch là tính trôi chảy). Càng ở những trình độ cao hơn, việc xem xét mức độ ngập ngừng càng khắt khe và cụ thể khi band điểm chia ra rõ ràng hai dạng ngập ngừng chính để đánh giá người nói:
·Band 7: may demonstrate language-related hesitation
·Band 8: hesitation is usually content-related
Hai dạng ngập ngừng này được diễn giải một cách ngắn gọn theo trang web ielts-simon.com như sau:
tìm kiếm ngôn ngữ diễn đạt2. Để tìm kiếm nội dung (content-related hesitation): Thí sinh tạm dừng để suy nghĩ về ý tưởng trả lời cho câu hỏi, nhớ về phần tiếp theo trong mạch ý câu chuyện đang nói.
Dạng ngập ngừng thứ nhất sẽ ảnh hưởng đáng kể đến band điểm Speaking so với dạng thứ hai, bởi nó thể hiện rằng người nói gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả để giao tiếp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người học sẽ không bị ảnh hưởng band điểm Speaking bởi dạng ngập ngừng thứ hai (ngập ngừng về mặt nội dung). Nếu thí sinh dừng quá lâu để suy nghĩ về ý tưởng trả lời và tạo ra phần ngắt quãng rõ rệt trong nhịp nói, giám khảo vẫn có thể có sự đánh giá tiêu cực hơn về khả năng của thí sinh. Nhìn chung, thí sinh ở mọi trình độ cần hạn chế được cả hai dạng ngập ngừng nêu trên càng nhiều càng tốt.
Ảnh hưởng của sự ngập ngừng khi nói đến điểm thi IELTS Speaking
Ảnh hưởng tới band điểm Speaking theo tiêu chí Fluency and coherence
Tiêu chí Fluency and Coherence là một trong bốn tiêu chí đánh giá trong bài thi IELTS Speaking. Fluency được thể hiện thông qua khả năng diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy và mượt mà, không làm mất đi tính mạch lạc của bài nói. Tiêu chí về Fluency được mô tả rất cụ thể trong IELTS Speaking Band Descriptors như sau:
Band 4: không thể trả lời mà không có sự ngắt nghỉ rõ rệt và có thể nói với tốc độ chậm
Band 5: Thường giữ được nhịp của bài nói nhưng hay bị lặp, tự sửa lỗi/ hoặc nói chậm để kéo dài bài nói
Band 6: Sẵn sàng nói dài mặc dù đôi khi không mạch lạc; Có thể đôi khi còn ngập ngừng hoặc bị lặp và/ hoặc tự sửa lỗi
Band 7: Có khả năng nói dài mà không không cần quá cố gắng hoặc không làm mất tính mạch lạc; Có thể đôi khi còn ngập ngừng về mặt ngôn ngữ hoặc đôi khi còn bị lặp/ hoặc tự sửa lỗi.
Có thể thấy theo tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking, Fluency được đánh giá qua 4 đặc điểm: Khả năng nói liên tục (Speak at length), sự ngập ngừng (hesitations), nói lặp (repetitions) và số lần tự sửa lỗi (Self-correction). Điều này có nghĩa là việc ngập ngừng, ngắt nghỉ rõ rệt và ngắt quãng khi nói sẽ khiến cho band điểm Speaking của thí sinh bị giảm xuống
Ảnh hưởng về lâu dài đối với tâm lý thí sinh
Sự ngập ngừng khi nói không chỉ thể hiện giới hạn về khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học mà đôi khi còn thể hiện tâm lý lo lắng và rụt rè khi đối mặt với các câu hỏi và giám khảo. Nếu thí sinh gặp tình trạng bí từ và ý để diễn đạt hay không nghe hiểu được câu hỏi dẫn đến ngập ngừng, tâm lý của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa. Điều này có thể làm giảm hứng thú học tập, khiến người học chùn bước và hoang mang với trình độ của cũng như phương hướng luyện tập để cải thiện vấn đề.
Lí do phổ biến của vấn đề ngập ngừng khi nói trong phòng thi IELTS Speaking
Hạn chế về vốn từ và ý tưởng để đưa ra câu trả lời ngay lập tức
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lúng túng khi nói và khiến bài nói bị ngắt quãng. Trong trường hợp khác, thí sinh có thể có vốn từ để nói, nhưng lại tốn nhiều thời gian suy nghĩ về ý kiến/quan điểm thực sự của bản thân với vấn đề trong câu hỏi khiến phần trả lời bị đứt mạch.
Không nghe hiểu được lời của giám khảo
Với các thí sinh có trình độ trong khoảng từ 6.0 trở xuống, tình trạng không nghe hiểu được một phần hoặc toàn bộ câu hỏi của giám khảo (đặc biệt là các câu hỏi part 3) xuất hiện tương đối nhiều. Vấn đề này dễ dẫn đến tâm lý hoang mang của thí sinh khi không biết nên hỏi lại ý giám khảo như thế nào, hoặc lo sợ việc hỏi lại sẽ làm giảm điểm bài nói của bản thân. Với người học có trình độ từ 6.5 trở lên, vấn đề này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không thể tránh khỏi với những tình huống cụ thể, hoặc chủ đề câu hỏi hoàn toàn mới.
Một số cách hạn chế sự ngập ngừng trong phòng thi IELTS Speaking
Các cách diễn đạt kéo dài thời gian để suy nghĩ từ vựng và ý tưởng
Thay vì ngập ngừng hay ngắt nghỉ đột ngột, các cách diễn đạt dưới đây có thể giúp thí sinh kéo dài hơn thời gian suy nghĩ của bản thân mà vẫn duy trì được mạch nói. Dù là kéo dài được một vài giây ngắn ngủi, nhưng thí sinh hoàn toàn có thể tận dụng thời gian quý báu đó để xác định phương hướng và cân nhắc ý tưởng cho câu trả lời.
Chú ý: Người học nên học thuộc lòng một cách diễn đạt cụ thể và phù hợp với mình trong từng trường hợp, tránh tốn thời gian và tư duy để nhớ nhiều hơn cần thiết. Những cách diễn đạt dưới đây chỉ thuần túy phục vụ mục đích kéo dài thời gian suy nghĩ và duy trì mạch nói, không có tác dụng trong việc gợi ra ý tưởng câu trả lời. Đồng thời, chúng được chọn lọc với tiêu chí dễ nói, dễ ghi nhớ và có thể sử dụng với người học ở mọi trình độ.
-Talking around the topic: Diễn đạt một cách “vòng vo” khi thí sinh chưa xác định được câu trả lời ngay lập tức
How can I best say this?
How can I put this?
It’s hard to say exactly, but I would say that …
…
Ví dụ: What are the most difficult jobs that people do?
Trả lời: It’s hard to say exactly, but I would say that to me, being a mother is the most difficult job. Raising a child might take a lifetime and a significant amount of effort, even when the child becomes an adult.
-Cách diễn đạt ý Agree – Disagree: Khi người nói chưa xác định kịp ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý) với câu hỏi đưa ra, hoặc cần nhiều thời gian hơn để nghĩ lý do
Agree: I couldn’t agree more (with that).
Definitely - Of course - Certainly - …
Disagree: I’m not so sure about that.
I don’t entirely agree with this idea/statement.
Ví dụ: Do you like watching TV programs about wild animals?
Trả lời: I’m not so sure about that. It would be nice to understand the way wild animals survive in the forest through TV programs, but when it turns to some frightening kinds of animals such as snakes and sharks, I tend to shut it down.
-Nhấn mạnh trải nghiệm cá nhân: Khi người nói muốn diễn đạt theo trí nhớ hoặc nhấn mạnh đây là ý kiến và quan điểm cá nhân
I remember when …
In my experience,...
Back in the time when I was a child, …
Ví dụ: How have parks changed today compared to the time you were a kid?
Trả lời: Back in the time when I was a child, there weren’t many parks, and people went to the park mostly for sitting and enjoying nature. However, there are definitely more parks nowadays, and also more activities that people can do there such as using exercise tools, filming and organizing outdoor events.
-Sắp xếp các ý định trả lời: Khi người nói cần đưa ra nhiều hơn một ý kiến và chưa xác định được cụ thể
There might be three reasons why … First, … Second,... Finally …
In my opinion, there are three/several ways of looking at this.
Ví dụ: Why do more and more people live in the city?
Trả lời: There might be three reasons why there are increasingly more people settling down in the city. First, they can approach more job opportunities since most of the conglomerates (tập đoàn lớn) and governmental organizations (tổ chức chính phủ) locate in big cities. Second, the healthcare, transportation and educational systems in the cities are better compared with the countryside. Finally, the dynamic lifestyle with several entertainment services might attract many people and affect their decision on where to live.
-Truyền tải ý theo cách khác: Khi thí sinh trả lời nhưng chưa rõ ràng, có thể dùng một số cách diễn đạt để trả lời lại, bổ sung và làm rõ ý hơn
What I’m trying to say is that …
In other words, ...
Ví dụ: What are the differences between reading a book and watching the movie version of it?
Trả lời: I think books and movies convey ideas in different ways. People might find the visual components of movies more attractive and more entertaining compared with books. However, we still can imagine scenes and situations when reading a book, and sometimes it is better. In other words, reading a book can help people develop their imagination and creativity.
Cách đặt lại câu hỏi cho giám khảo khi không hiểu câu hỏi
Thay vì cố gắng đoán ý của giám khảo và trả lời sai vấn đề, thí sinh nên chủ động đặt lại câu hỏi một cách cụ thể và phù hợp để hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc yêu cầu giám khảo nói lại câu hỏi cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu
-Yêu cầu giám khảo nhắc lại toàn bộ câu hỏi
I’m sorry but I couldn’t catch that.
I didn’t catch that. Could you please repeat the question?
-Yêu cầu giám khảo làm rõ nghĩa của câu hỏi/ một phần trong câu hỏi: Khi thí sinh không hiểu hoặc không nghe được một phần nào đó của câu hỏi, có thể dựa vào các từ khóa nghe được để hỏi lại cụ thể hơn
Sorry, I don't know what you mean by “...”?
Would you mind explaining the word/phrase before/after “...”?
Ví dụ: Do you think it is important to have a national identity?
-> Trước khi bắt đầu trả lời: Sorry, I don't know what you mean by “national identity”?
-Kiểm tra lại ý hiểu của bản thân về câu hỏi: Khi thí sinh đã hiểu câu hỏi nhưng chưa xác định được câu trả lời, hỏi lại giám khảo (câu hỏi ngắn, chờ đợi câu trả lời YES hoặc NO) cũng là một cách để kéo dài thời gian suy nghĩ
Do you mean …?
You are asking if …?