1. Nguyên nhân rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai xảy ra khi da bị kéo dãn quá mức trong thời gian ngắn, gây đứt gãy các sợi collagen và elastin. Các nguyên nhân chính bao gồm:
- Tăng cân nhanh chóng: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi về cân nặng. Tăng cân quá nhanh có thể gây căng da và rạn da.
- Kích thước thai nhi: Kích thước thai nhi thay đổi, làm căng da bụng và dẫn đến rạn da bụng.
- Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone, làm da yếu hơn và ít đàn hồi hơn. Hormone này cũng kích thích tiết melanin, làm da không đều màu.
- Di truyền: Trong một số trường hợp, nếu mẹ có rạn da khi mang thai thì con cũng có nguy cơ gặp vấn đề tương tự.
Vết rạn hoặc đường sọc lõm không đều trên da ở bà bầu thường có màu hồng hoặc trắng ở các vị trí như bụng, ngực, mông, đùi, bắp tay,… Màu sắc của vết rạn có thể thay đổi theo thời gian và tùy thao cơ địa mỗi người.
Vết rạn trên da khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy tự ti, mặc cảm
Thời gian xuất hiện vết rạn ở mẹ bầu có thể khác nhau. Có người xuất hiện sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cũng có mẹ bầu bị rạn da vào cuối thai kỳ. Một số trường hợp do tính chất da hoặc cơ địa, hoặc biết cách chăm sóc ngay từ đầu nên không xảy ra tình trạng rạn da.
Cách khắc phục rạn da khi mang thai như thế nào?
Mặc dù không gây ảnh hưởng sức khỏe, nhưng vết rạn da gây mất thẩm mỹ khiến mẹ bầu tự ti. Vùng da bị rạn sẽ mỏng hơn và dễ tổn thương nếu không chăm sóc cẩn thận. Để khắc phục và hạn chế rạn da khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Da cần được chăm sóc từ bên trong và bên ngoài. Để da chắc khỏe, tăng độ đàn hồi và hạn chế rạn da khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung các chất cần thiết cho da. Một số gợi ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng là:
- 1. Cung cấp đủ protein: Bổ sung protein từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, vì protein giúp xây dựng và duy trì sức khỏe da. 2. Vitamin và khoáng chất: Vitamin A, C, D, E và kẽm có trong rau củ, trái cây, giúp cải thiện sức đề kháng của da và tăng cường độ đàn hồi, hạn chế rạn da. 3. Omega-3 và Omega-6: Thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 thường có trong cá hồi, hạt lanh, hạt óc chó, dầu cá, giúp duy trì độ ẩm, hạn chế da khô, mất nước, giúp da mịn màng và hạn chế rạn da. 4. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Quả lựu, dâu, việt quất, mâm xôi, cà chua giúp bảo vệ da khỏi tổn thương từ tự do gốc và nuôi dưỡng da tươi trẻ, mịn màng.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt trong thời kỳ ốm nghén, nôn mửa thường xuyên để tránh da khô, mất nước dẫn đến nám, sạm và rạn da nhiều hơn.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da khi mang thai để hạn chế hình thành vết rạn
Kiểm soát tăng cân
Tăng cân là điều không tránh khỏi ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên, tăng cân quá nhanh và quá mức có thể gây ra tình trạng da bị rạn. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng bằng cách duy trì chế độ ăn cân đối, đầy đủ, và bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, hạn chế tinh bột trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.
Chăm sóc da hàng ngày
Nhiều bà bầu khi mang thai thường bỏ qua việc chăm sóc da vì lo sợ các loại mỹ phẩm, kem dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu biết cách lựa chọn sản phẩm thích hợp, không chỉ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai mà còn mang lại hiệu quả dưỡng da tốt, ngăn ngừa hình thành vết rạn cũng như các vấn đề da khác khi mang bầu.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc và hạn chế rạn da
Những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, lành tính và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cũng như sử dụng cho bà bầu thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng được. Để ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu có thể sử dụng kem chống rạn ngay từ khi thai được 3 tháng tuổi.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, bã cà phê, lô hội, trứng gà, nghệ,… để cấp ẩm, tẩy tế bào chết và làm mờ vết rạn trên da, giúp da đều màu, tươi sáng và khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục
Việc tập thể dục đều đặn với những bài tập phù hợp với cơ thể giúp da trở nên linh hoạt và đàn hồi hơn, cải thiện tình trạng rạn da khi mang bầu. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp bà bầu tăng cường sức kháng và khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ bầu đã tìm được biện pháp phòng và khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai hiệu quả cho bản thân. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cũng như sản phẩm chống rạn da an toàn và hiệu quả.
Thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chăm sóc mẹ bầu phù hợp