Sữa mẹ bị vón cục do tắc tia sữa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và bé. Cùng Mytour tìm hiểu nguyên nhân sữa mẹ bị vón cục và cách khắc phục hiệu quả bằng máy hút sữa, massage bầu ngực, chườm nóng,... qua bài viết dưới đây nhé!
Tắc tia sữa nổi cục là gì?
Tắc tia sữa nổi cục là một biểu hiện của tình trạng tắc tia sữa ở mức trung bình. Hiện tượng này rất dễ gặp ở các mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là mẹ sinh con đầu lòng.
Khi tia sữa tắc, sữa sẽ vón cục và làm cho ống dẫn sữa ứ trệ, sưng viêm. Cả bầu ngực mẹ có thể trở nên tấy đỏ, nóng ran, đau nhức khi chạm vào. Nếu để tình trạng này kéo dài, mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, chẳng hạn như: Sốt cao liên tục, đau nhức ở bầu ngực, rét run, áp xe vú,...
Máy hút sữa điện đơn Spectra Q
Nguyên nhân gây ra sự vón cục của sữa mẹ
Sữa mẹ bị vón cục chủ yếu do tắc tia sữa. Khi tắc tia sữa xảy ra, sữa không thể thoát ra ngoài, dần dần sẽ tụ lại thành những cục nhỏ trong ống dẫn sữa.
Tắc tia sữa nổi cục có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
- - Mẹ sau sinh có sức đề kháng kém, khí huyết lưu thông không đều, thiếu dinh dưỡng.
- Bé bú sai cách, sai khớp ngậm nên không bú hết sữa tiết ra dẫn đến dòng sữa không thể lưu thông.
- Mẹ bị tinh thần căng thẳng, stress, trầm cảm sau sinh.
- Mẹ mặc áo ngực quá chật và bó.
- Khi bé không bú hết, mẹ không hút sữa ra ngoài hoặc mẹ ít khi cho bé bú cũng dễ khiến sữa bị dư thừa và làm tắc tia sữa.
Máy hút sữa điện đôi Tommee Tippee Made for Me
Ảnh hưởng của tắc tia sữa nổi cục đối với mẹ và bé
Tình trạng tắc tia sữa nổi cục nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến bé:
- Bé không được cung cấp đủ lượng sữa mẹ cần thiết để phát triển.
- Cơ thể mẹ sẽ bị sốt liên tục và cảm thấy mệt mỏi, li bì.
- Mẹ phải chịu những đơn đau nhức ở bầu ngực, lâu ngày còn có thể gây áp xe vú.
- Không dừng lại ở bầu ngực, mẹ còn có thể bị đau lan ra hết vùng ngực và cánh tay, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
- Ống dẫn sữa bị tắc trong thời gian dài dễ bị nhiễm trùng và gây ra viêm tuyến vú. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bên cạnh áp xe vú.
7 cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả
4.1. Cho bé bú sớm và thường xuyên
Cho bé bú sớm giúp dòng sữa lưu thông tốt hơn nên sẽ phòng được tình trạng tắc tia sữa. Ngoài ra, nếu sữa về nhiều mà mẹ lại ít cho bé bú thì sữa sẽ bị dư thừa dẫn đến tắc và vón cục. Vì thế, mẹ hãy cho bé bú đều đặn, thường xuyên để giúp sữa lưu thông tốt và bé cũng có đủ dinh dưỡng để phát triển tốt nhất.
Máy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka Plus SCF394.11
4.2. Massage bầu ngực
Massage bầu ngực là phương pháp hiệu quả giúp kích thích và lưu thông tuyến sữa. Cách thực hiện vô cùng đơn giản mà mẹ có thể tự làm tại nhà hoặc nhờ người thân hỗ trợ:
- Dùng một hoặc cả hai tay đẩy và ép bầu ngực lên phía thành ngực, kết hợp xoa và ép theo chuyển động tròn để làm tan cục sữa.
- Thực hiện khoảng 20 - 30 vòng rồi xoa theo chiều ngược lại.
- Massage lần lượt từng bên ngực để dòng sữa cả hai bên được lưu thông đồng đều.
- Nên thực hiện ngay khi có biểu hiện của tắc tia sữa và mỗi lần massage cách nhau khoảng 2 - 3 tiếng.
- Chỉ nên xoa nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh rất dễ gây đau và tổn thương vùng ngực.
4.3. Đắp khăn ấm, chườm nước ấm
Nếu mẹ đã massage bầu ngực đều đặn mà không đạt được hiệu quả cao thì có thể kết hợp thêm phương pháp này. Khi đắp khăn ấm hay chườm nước ấm, nhiệt độ cao sẽ giúp sữa lưu thông tốt.
Mẹ dùng một chiếc khăn ấm để đắp lên ngực hoặc cũng có thể dùng một chai thủy tinh đựng nước ấm khoảng 70°C lăn xung quanh bầu ngực. Mẹ nên thực hiện 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 15 - 20 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Set 8 cái khăn sữa sợi tre KACHOOBABY 2 lớp 30x30 cm
4.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt không tốt có thể gây tắc tia sữa vón cục như mặc áo ngực quá bó, uống ít nước,... Tốt nhất mẹ nên điều chỉnh lại những thói quen này, giữ tinh thần thoải mái lạc quan, ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát,...
Ngũ cốc Anpaso hỗ trợ lợi sữa 500g
4.5. Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa
Sau mỗi cữ bú, nếu bé không bú hết sữa thì mẹ nên dùng máy hút sữa để hút hết sữa thừa nhằm hạn chế tình trạng tắc tia sữa. Ngoài ra, nếu mẹ mới bị tắc tia sữa, các cục sữa tắc mới hình thành và còn nằm gần núm vú thì dùng máy hút sữa cũng giúp mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Tuy nhiên, khi tình trạng tắc tia sữa đã trở nên nghiêm trọng, các cục sữa tắc có kích thước lớn và nằm ở vị trí sâu thì việc dùng máy hút sữa sẽ không mang lại hiệu quả cao. Nếu dùng lực hút quá lớn còn dễ làm mẹ đau và ảnh hưởng đến các mạch máu ở bầu ngực.
Máy hút sữa điện đôi Gluck Baby GP39 - Màu ngẫu nhiên
4.6. Áp dụng mẹo dân gian
Nhiều mẹo dân gian vẫn còn được truyền tai nhau trong việc điều trị tắc tia sữa ở mẹ sau sinh. Chẳng hạn như: Đắp lá mít, lá bắp cải nóng lên ngực, chườm nóng xôi nếp, uống nước lá đinh lăng,...
Uống trà bồ công anh cũng là một mẹo trị tắc tia sữa được nhiều mẹ áp dụng. Với bồ công anh khô, mẹ có thể uống mỗi ngày như trà. Với bồ công anh tươi, mẹ nên giã nhỏ lọc lấy nước uống, phần bã thì dùng để đắp lên bầu ngực (tránh phần núm vú), có thể để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
Ngũ cốc Dr.Maya Lạc Lạc Plus hỗ trợ lợi sữa 30 gói
4.7. Uống thuốc chữa tắc tia sữa
Thông thường, dùng thuốc khi tắc tia sữa sẽ giúp mẹ giảm đau, cảm thấy dễ chịu hơn nhưng thường không thể điều trị triệt để tình trạng này. Vì vậy bên cạnh uống thuốc, mẹ nên kết hợp các phương pháp điều trị khác như massage, chườm nóng,... và giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái.