1. Một số điều cơ bản về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa, còn gọi là eczema, là một vấn đề thường gặp trên da, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc những người có làn da nhạy cảm. Dù không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng bệnh này có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nhân thường gặp vấn đề mất ngủ do cảm giác ngứa ngáy từ tác động của bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa được phân loại thành 3 nhóm dựa trên tính chất và tiến triển của nó:
-
Cấp tính: Da xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ và mụn nước, thường phù nề, ứ dịch và kết vảy. Vị trí thường gặp nhất là vùng mặt (má, trán, cằm), cũng có thể lan đến tay, chân hoặc các vùng khác trên cơ thể.
-
Bán cấp: Tổn thương kết vảy và ít phù nề hơn, thường diễn ra trong thời gian ngắn và triệu chứng giảm nhẹ.
-
Mãn tính: Da có lớp sừng vảy, nổi cộm, thường xuất hiện ở các khu vực như khuỷu tay, lòng bàn tay/chân, vùng cổ,…
Biểu hiện triệu chứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào tiến triển của bệnh trên mỗi người bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện sớm
Các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da do tiếp xúc, dị ứng,... làm cho bệnh nhân không nhận biết được và không điều trị kịp thời. Vì vậy, quan sát những dấu hiệu nghi ngờ sau để kịp thời điều trị.
Dị ứng da
Đây là biểu hiện phổ biến nhất trong nhiều loại bệnh viêm nhiễm trên da, bao gồm cả viêm da cơ địa. Bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng dị ứng da kéo dài và dai dẳng, đặc biệt là ở các vùng da có nếp gấp tự nhiên.
Mẩn đỏ trên da
Tầm 3 - 4 ngày sau khi bị bệnh, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện sưng đỏ và phù nề. Tình trạng này thường do người bệnh gãi hoặc cọ sát vào vùng tổn thương. Điều này cũng có thể làm cho vết thương chảy dịch và lan ra các vùng da khác trên cơ thể khi chạm tay.
Vảy da
Khi các vết thương khô lại, tế bào chết sẽ tụ lại thành vảy và có thể bong ra, để lộ lớp da nhạy cảm bên dưới.
Một số dấu hiệu phụ bao gồm viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, viêm họng,...
3. Lứa tuổi nào có thể mắc bệnh viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, không phân biệt giới tính. Ngoài ra, các triệu chứng khi mắc bệnh cũng có thể khác nhau tùy theo độ tuổi. Cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Độ tuổi trẻ thường mắc bệnh từ 2 tuần đến 2 tuổi, đặc biệt là từ 2 đến 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như tiêu chảy, viêm tai giữa,… Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu sau:
-
Da nổi ban đỏ, mụn nước nhỏ, màu đỏ, chảy dịch nhiều, có thể gây nhiễm trùng, chảy mủ, và vảy tiết,…
-
Ban đầu, tổn thương da thường xuất hiện ở vùng mặt (đặc biệt là trán, má,…) sau đó lan sang cổ, thân, bẹn,… và có thể hình thành dạng như móng ngựa.
-
Một số trẻ khi bị viêm da có thể phát ban và vảy tiết, biểu hiện cho thấy trẻ đã bị nhiễm khuẩn thứ phát.
Trẻ em
Trẻ từ 2 - 3 tuổi hoặc từ 12 - 20 tuổi đều có thể mắc phải viêm da cơ địa. Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo các vấn đề khác như viêm mạc mắt, đục thủy tinh thể,...
Có thể nghi ngờ về căn bệnh này khi thấy các triệu chứng sau ở trẻ:
-
Da dày, nứt nẻ, thâm nhiễm (có mủ) thành từng mảng trên da (gọi là hằn cổ trâu).
-
Thường xuất hiện ở các khu vực tỳ đè, nếp gấp như đầu gối, khuỷu chân, khuỷu tay,...
Người trưởng thành
Trong giai đoạn người trưởng thành, viêm da cơ địa thường chuyển sang tính chất mạn tính và có thể kèm theo các bệnh lý khác như sốt, hen phế quản,... Có thể nhận biết dễ dàng qua các dấu hiệu như sau:
-
Các vùng tổn thương da sừng hóa (hằn cổ trâu) thường tập trung ở lòng bàn tay/chân, khu vực gấp khúc lớn,...
-
Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm môi và núm vú.
4. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì?
-
Yếu tố di truyền: Thường thấy trong các gia đình có người mắc bệnh này, người thân cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh tương tự.
-
Cơ địa: Làn da bạn thiếu ẩm, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi thuốc, thực phẩm, thời tiết, hóa chất, động vật,... có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của căn bệnh này.
-
Tác nhân bên ngoài: Môi trường sống, làm việc, giải trí,... không được bảo quản sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trên cơ thể, đặc biệt là làn da.
Tự bảo vệ chống lại những yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn hạn chế khả năng mắc bệnh