Căn bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh thường dễ chữa trị và phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở phần bên trong mí mắt, khiến các mạch máu trở nên rõ nét. Dấu hiệu đầu tiên thường là mắt trẻ sơ sinh bị đỏ, ngứa ở bên trong mắt và tiết dịch mắt nhiều.
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Lí do mắt trẻ sơ sinh bị đỏ
Mắt đỏ có thể do nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với hoá chất làm mắt gây kích ứng. Nguyên nhân thường gặp của mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là do nhiễm khuẩn hoặc phản ứng dị ứng tự nhiên. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn - Nguồn: istockphoto
Tuyến lệ bị tắc
Tình trạng này xảy ra khi nước mắt của bé không thể chảy ra ngoài, gây ra tắc tuyến lệ. Đây là tình trạng khá phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý quan sát để tránh các biến chứng nếu có.
Nhiễm trùng do vi khuẩn khi bé mới sinh
Nếu mẹ mắc nhiễm trùng khi sinh, vi khuẩn có thể lây sang con trong quá trình sinh nở. Thông thường, chlamydia và vi khuẩn lậu là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 12 ngày sau khi sinh.
Nhiễm trùng herpes ở mẹ cũng có thể truyền cho con khi sinh. Mắt trẻ sơ sinh bị đỏ do herpes không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn có thể lan rộng đến các bộ phận khác trên cơ thể như vòm họng, phổi. Trong các trường hợp nặng, trẻ có thể mắc nhiễm trùng máu và nhiễm trùng niêm mạc não và tuỷ sống.
Bài viết có liên quan: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu sau khi sinh
Đau mắt đỏ do phản ứng với thuốc
Trẻ đau mắt đỏ do dị ứng với thuốc - Nguồn: istockphoto
Một số loại thuốc nhỏ mắt cho bé có thể gây dị ứng, khiến mắt trẻ sơ sinh đỏ và sưng nhẹ.
Nguyên nhân là nhiễm khuẩn hoặc một số loại vi-rút khác
Trẻ có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi-rút ảnh hưởng đến mắt, gây ra triệu chứng đau mắt đỏ. Những vi khuẩn, vi-rút này cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như sốt, các vấn đề về hô hấp,... Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Triệu chứng mắt đỏ
Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết là phần trắng của mắt dần chuyển từ màu trắng sang màu đỏ hoặc hồng, do các mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt bị viêm. Thường thì tình trạng này xuất hiện ở một mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại trong vòng 48 giờ. Cha mẹ có thể nhận thấy rõ hơn khi quan sát phần dưới của mí mắt cũng có màu đỏ.
Chảy dịch từ khoé mắt
Dịch nhầy chảy từ khoé mắt - Nguồn: istockphoto
Khi con mắt non nớt của bé bị đỏ, thì bắt đầu xuất hiện chất nhầy, còn được biết đến là ghèn, có thể có màu vàng, xanh hoặc trắng. Chất nhầy sẽ dày dần ở góc mắt, sau đó lan rộng khắp mắt, làm cho bé khó mở mắt sau khi thức dậy.
Sưng và phù mí mắt
Khi mí mắt bị viêm, cả mí mắt và khu vực xung quanh sẽ sưng. Nếu sưng quá lớn, bé sẽ gặp khó khăn khi mở mắt, điều này sẽ làm cho việc mở mắt khi thức dậy trở nên khó khăn.
Các biểu hiện đi kèm
Ngoài các dấu hiệu dễ nhận thấy trên mắt, bệnh đau mắt đỏ còn đi kèm với một số triệu chứng như bé hay quấy khóc, sốt cao, mắt bé có vẻ mơ màng,...
Bài viết liên quan: Tìm hiểu vì sao trẻ thường khóc mà không rõ nguyên nhân
Phương pháp chữa trị đau mắt đỏ ở trẻ em
Việc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt và kháng sinh để điều trị tình trạng đau mắt đỏ.
Đối với trẻ mắc phải tình trạng đau mắt đỏ nặng, việc điều trị có thể kết hợp giữa sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh uống và tiêm tĩnh mạch. Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý sẽ giảm bớt sự tích tụ của chất nhầy ở góc mắt, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Phương pháp điều trị đặc hiệu cho từng nhóm nguyên nhân như sau:
Tắc tuyến lệ
Đau mắt đỏ do tắc tuyến lệ có thể được điều trị bằng cách chườm ấm và massage theo hướng dẫn của bác sĩ một số lần trong ngày. Đồng thời, cha mẹ cần quan sát nếu trẻ tái phát nhiều lần đau mắt đỏ thì cần can thiệp bằng các biện pháp y tế thích hợp.
Nhiễm trùng do vi khuẩn lây từ mẹ khi sinh
Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn chlamydia và bệnh lậu, có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, cha mẹ có thể chườm nóng để giảm đau và làm dịu phần mắt bị nhiễm trùng.
Đau mắt đỏ do phản ứng với thuốc
Ngoài những nguyên nhân đã nêu, mắt trẻ sơ sinh cũng có thể bị đỏ do phản ứng với các loại thuốc. Vì vậy, cách điều trị trong trường hợp này là ngưng sử dụng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi sau khi ngưng sử dụng hoặc thay đổi thuốc trong khoảng thời gian từ 36 đến 48 giờ. Sau đó, cha mẹ cần chăm sóc bằng các loại thuốc dưỡng để bảo vệ mắt của bé.
Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn hoặc một số loại virus khác
Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh bị đau mắt sẽ được điều trị giảm viêm bằng thuốc chống viêm. Đồng thời sử dụng các loại thuốc chống viêm để bảo vệ mắt và giảm kích thích cho mắt.
Khi phát hiện dấu hiệu bé bị đau mắt đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức - Nguồn: istockphoto
Khi phát hiện dấu hiệu bé bị đau mắt đỏ, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Cha mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh tay và các vật dụng xung quanh bé, để hạn chế vi khuẩn lây lan.
Đau mắt đỏ có thể lây nhanh chóng, từ một mắt sang mắt khác trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi mắt của bé đỏ, hãy giữ bé ở nhà, tránh tiếp xúc với nơi đông người, và giữ vệ sinh cẩn thận đồ dùng của bé.
Thông tin được tổng hợp từ verywellfamily - Yến Nga