1. Tình trạng dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
1.1. Dậy thì sớm có tác động như thế nào đối với trẻ?
Trẻ dậy thì sớm sẽ phải đối mặt với nhiều tác động đến cả sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất. Cụ thể như sau:
Tác động đến tâm lý
Khi các biến đổi trên cơ thể xuất hiện quá sớm, bé sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi, thường xuyên cảm thấy lo lắng và bối rối. Không chỉ là sự thay đổi bên ngoài cơ thể, trẻ cũng trải qua sự thay đổi về yếu tố nội tiết ảnh hưởng đến tâm lý. Trẻ có thể trở nên nhút nhát, tự ti trước sự khác biệt của mình so với các bạn. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến tính cách của trẻ khi trưởng thành.
Dậy thì sớm có thể gây ra ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Một vấn đề khác đáng lo ngại khi dậy thì sớm là bé có thể phát triển ham muốn tình dục ở độ tuổi còn quá nhỏ. Nếu cha mẹ không chú ý, không lắng nghe và hỗ trợ con giải quyết mọi vấn đề, không giáo dục về giới tính cho con, có thể dẫn đến tình trạng hành vi tình dục ở độ tuổi thiếu niên. Điều này có thể gây ra các vấn đề như mang thai sớm hoặc lây nhiễm bệnh tình dục,... Hơn nữa, nếu thiếu giáo dục về giới tính, trẻ sẽ không biết cách tự bảo vệ bản thân và có nguy cơ cao bị lạm dụng tình dục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tác động đến sức khỏe cơ thể
Những trẻ dậy thì sớm thường gặp vấn đề về chiều cao. Ban đầu, trẻ có thể phát triển chiều cao nhanh hơn so với bạn bè cùng tuổi, nhưng sau đó, việc đóng khép sớm của đầu xương khiến quá trình tăng chiều cao bị ngắn lại và dẫn đến trẻ ngừng phát triển chiều cao sớm hơn, về sau có thể thấp hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
Các trường hợp của bé gái dậy thì sớm, trải qua kinh nguyệt sớm, có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với trẻ dậy thì đúng lứa tuổi, cũng tăng nguy cơ mắc huyết áp cao và các bệnh tim mạch khi bước vào tuổi mãn kinh,...
1.2. Nhận biết dấu hiệu trẻ dậy thì sớm
Dậy thì sớm thường xảy ra ở bé trai trước 9 tuổi, bé gái trước 8 tuổi và có kinh trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm. Thông thường, khi dậy thì sớm, cả bé trai và bé gái thường tăng chiều cao và cân nặng nhanh chóng. Ngoài ra, có một số dấu hiệu nhận biết phổ biến như sau:
-
Đối với bé gái: Bắt đầu phát triển vòng 1, mọc lông mu và nách, có kinh trước 9 tuổi.
-
Đối với bé trai: Tinh hoàn, dương vật phát triển, có khả năng cương cứng và xuất tinh; mọc lông nách và ở khu vực sinh dục; giọng điểm hơn; phát ban mụn trứng cá.
2. Hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì sớm
Với trẻ dậy thì sớm, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để giúp con phát triển mạnh mẽ và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì sớm mà cha mẹ có thể tham khảo:
- Đầu tiên, việc lựa chọn thực phẩm cho con là rất quan trọng. Hãy chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn. Tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa nhiều chất bảo quản và hormone tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào thời kỳ dậy thì sớm nên bổ sung nhiều rau củ quả
- Rất nhiều mẹ thường có thói quen bổ sung quá nhiều dưỡng chất cho con, chẳng hạn như cho con ăn quá nhiều đạm từ thịt, cá, hải sản,… Điều này có thể dẫn đến thừa chất và không tốt cho những trẻ đã dậy thì sớm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cân nhắc bổ sung đủ dưỡng chất, không nên cho con ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng. Hãy bổ sung vào chế độ ăn của con nhiều loại rau xanh, trái cây,… đây là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ.
Nên cho con ăn ngũ cốc thay vì ăn quá nhiều cơm
- Thay vì cho con ăn quá nhiều cơm và các loại tinh bột khác, mẹ nên cho con ăn ngũ cốc - Loại thực phẩm này giàu chất xơ và ít calo, rất phù hợp với những trẻ đang trong tình trạng dậy thì sớm.
- Nên cho con bổ sung vitamin D và canxi để tăng chiều cao tốt hơn.
Bổ sung canxi giúp con phát triển chiều cao
- Ngoài ra, mẹ nên tránh cho con tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói,… đồ ăn giàu dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán,… đồ ăn có chứa nhiều chất béo như bơ hay phô mai, bánh kẹo, nước ngọt, kem,... Nên hạn chế thức ăn nhiều muối và không nên cho con ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng,…
- Mẹ cũng cần khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vận động thường xuyên hơn. Mỗi ngày nên động viên trẻ thực hiện các bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe, cải thiện đề kháng và giảm nguy cơ dậy thì sớm cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh trong tương lai.
- Việc giáo dục giới tính cho con là điều rất quan trọng. Bố mẹ nên gần gũi, chia sẻ cùng con để hiểu được tâm lý của con và hướng dẫn con hiểu về những thay đổi trên cơ thể một cách tự tin và bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất. Ví dụ, mẹ có thể hướng dẫn con về vệ sinh cá nhân, tạo điều kiện cho con cảm thấy thoải mái, tự tin,...