Nếu bạn là người luôn muốn làm hài lòng người khác, bạn sẽ làm bất cứ điều gì để khiến họ vui. Dù lòng tốt và sự giúp đỡ là điều tích cực, nhưng việc làm vừa lòng người khác một cách mù quáng có thể dẫn đến kiệt quệ cảm xúc, căng thẳng và lo âu.
Bài viết này sẽ phân tích các đặc điểm của người luôn muốn làm hài lòng người khác, lý do của hành vi này và những tác động tiêu cực mà nó mang lại. Bài viết cũng cung cấp các gợi ý để bạn có thể ngừng ưu tiên quá mức cho người khác mà quên đi bản thân, đảm bảo bạn luôn quan tâm đến nhu cầu của chính mình.
Người luôn làm hài lòng người khác là người như thế nào? What Is a People-Pleaser?
Người cố gắng làm hài lòng người khác thường đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình. Họ hòa đồng, dễ chịu, tốt bụng và tử tế, nhưng cũng khó khăn trong việc ưu tiên cho bản thân, điều này có thể dẫn đến tự hy sinh hoặc bỏ bê bản thân.
Việc cố gắng làm hài lòng người khác liên quan đến một đặc điểm tính cách gọi là “sociotropy” (Sống dựa trên ánh nhìn của xã hội), nghĩa là quá chú trọng vào việc làm hài lòng mọi người và tìm kiếm sự chấp thuận từ họ để duy trì mối quan hệ.
Hành vi này có thể là dấu hiệu của một số rối loạn tâm lý. Một số rối loạn tâm lý có thể liên quan đến việc cố làm hài lòng người khác gồm:
– Lo âu hoặc trầm cảm.
– Rối loạn nhân cách tránh né.
– Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD).
– Đồng lệ thuộc hoặc Rối loạn nhân cách phụ thuộc.
Dấu hiệu bạn có thể là người thích làm hài lòng người khác. Signs You Might Be a People-Pleaser
Có nhiều đặc điểm chung ở những người hay cố làm hài lòng người khác. Một số hành vi phổ biến của nhóm này bao gồm:
– Bạn khó khăn trong việc nói “không”.
– Bạn luôn suy nghĩ về những gì mọi người có thể nghĩ về mình.
– Bạn cảm thấy có lỗi khi phải nói “không” với người khác.
– Bạn lo sợ rằng làm người khác thất vọng sẽ khiến họ nghĩ bạn ích kỷ hoặc không tốt.
– Bạn đồng ý với những điều bạn không thích hoặc không muốn làm.
– Bạn muốn mọi người thích mình và tin rằng chỉ cần làm việc này việc kia cho họ là sẽ được công nhận.
– Bạn luôn luôn nói lời xin lỗi.
– Bạn nhận lỗi ngay cả khi đó không phải là lỗi của bạn.
– Bạn không bao giờ có thời gian rảnh vì luôn làm mọi thứ cho người khác.
– Bạn bỏ qua những nhu cầu của chính mình để làm mọi thứ cho người khác.
– Bạn giả vờ đồng ý với mọi người ngay cả khi bạn không có cùng cảm nhận.
Những người thích làm hài lòng người khác thường rất nhạy cảm với cảm nhận của người khác về họ. Họ cũng thường thấu cảm, chu đáo và quan tâm. Tuy nhiên, những phẩm chất tích cực này có thể đi kèm với sự tự ti, nhu cầu kiểm soát, hoặc xu hướng muốn đạt được quá nhiều.
Dù mọi người có thể coi bạn là người hào phóng và hay cho đi, nhưng việc cố gắng làm hài lòng người khác có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và căng thẳng.
Nguyên nhân của việc muốn làm hài lòng người khác. Causes of People-Pleasing
Để ngừng cố làm hài lòng người khác, cần hiểu rõ lý do tại sao chúng ta lại có hành vi này. Vậy nguyên nhân gốc rễ là gì? Có một số yếu tố có thể góp phần, bao gồm:
– Lòng tự trọng thấp: Đôi khi, người ta cố làm hài lòng người khác vì không coi trọng mong muốn và nhu cầu của bản thân. Do thiếu tự trọng, họ cần sự công nhận từ người khác và nghĩ rằng làm việc này việc kia cho người khác sẽ giúp họ được chấp thuận và công nhận.