IELTS Writing được xem là kĩ năng khó vì đây là kĩ năng hội tụ của việc nghe, nói và đọc cũng như các thành tố của ngôn ngữ từ từ vựng, ngữ pháp đến việc lập luận tổ chức ý tưởng. Để viết được một bài viết tốt, thí sinh phải thực hành rất nhiều và hiểu rõ về đặc trưng của các dạng bài luận. Bước đầu tiên khi viết bài viết đó chính là phân tích đề, tuy nhiên trong thực tế, nhiều thí sinh vì muốn tiết kiệm thời gian nên đã bỏ qua bước này và hậu quả là thí sinh bị lạc đề. Đây là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc thí sinh chưa giải quyết hết được toàn bộ các phần của đề bài, từ đó điểm số ở tiêu chí Task Response cũng như Coherence and Cohesion (tính liên kết và mạch lạc) sẽ bị ảnh hưởng. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích và minh họa chi tiết cách phân tích đề, lên ý tưởng và outline trước khi viết, đồng thời chỉ ra những lỗi sai thường gặp để giúp thí sinh hạn chế rủi ro bị lạc đề khi đi thi.
Key takeaways:
1. Tầm quan trọng của việc phân tích đề: không bỏ sót yêu cầu đề bài, giúp giải quyết toàn bộ các yêu cầu của đề bài, xác định được phạm vi chủ đề của bài viết, giúp việc lên ý tưởng dễ dàng hơn
2. Cách phân tích đề: Xác định chủ đề chung, chủ đề cụ thể, loại bài viết
3. Ôn tập lại cách nhận dạng các loại bài viết trong phần 2
So sánh đoạn văn 1 ý tưởng với đoạn văn nhiều ý tưởng:
Đoạn văn một ý tưởng: phù hợp với câu hỏi lạ, khó khi thí sinh có ít ý tưởng và các dạng bài yêu cầu thảo luận về từng quan điểm cụ thể, giúp tiết kiệm thời gian và tránh viết quá dài dòng.
Đoạn văn có nhiều ý tưởng cho luận điểm: phù hợp với các dạng bài problems and solutions, causes and solutions và advantages and disadvantages
Các tiêu chí để đánh giá một ý tưởng tốt:
1. Liên quan trực tiếp đến chủ đề?
2. Dễ phát triển và mở rộng?
3. Không trùng lặp
4. Giải quyết đầy đủ yêu cầu của đề bài
Tầm quan trọng của việc hiểu đề
Some employers think that formal academic qualifications are more important than life experience and personal qualities when they look for an employee. Why is this the case? Is it a positive or negative development?
Đối với đề bài trên, thí sinh cần trả lời hai câu hỏi:
Nguyên nhân tại sao các nhà tuyển dụng lại coi trọng trình độ học vấn chuyên môn hơn là kinh nghiệm sống và đặc điểm riêng của ứng viên?
Xu hướng này là tích cực hay tiêu cực đối với xã hội.
Nếu thí sinh bỏ qua bước phân tích đề, thí sinh dễ rơi vào các tình huống sau đây:
Thí sinh chỉ so sánh trình độ chuyên môn với kinh nghiệm sống hoặc đặc điểm cá nhân trong khi đề bài yêu cầu cả hai. Điều này dẫn đến việc chưa trả lời đầy đủ của câu hỏi, khiến điểm số ở phần Task Response bị giảm.
Câu hỏi ‘Is it a positive or negative development?” yêu cầu thí sinh nêu ý kiến cá nhân về ảnh hưởng của xu hướng trên, tuy nhiên cần khái quát ở phạm vi rộng hơn (xã hội nói chung) thay vì nói về cá nhân.
Bằng việc phân tích đề và xác định yêu cầu của câu hỏi, thí sinh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi tổ chức và lên ý tưởng cho bài viết.
Phương pháp phân tích đề
Khi xác định được chủ đề chung, thí sinh có thể hạn chế rủi ro của việc viết sai chủ đề và biết phạm vi cho việc tìm ý tưởng của đề bài là gì. Trong ví dụ nêu trên, thí sinh có thể nhận thấy chủ đề chung của bài viết là các nhân tố quan trọng khi tìm kiếm ứng viên của người tuyển dụng. Ngoài ra, thí sinh có thể hoàn toàn sử dụng chủ đề chung này để làm câu giới thiệu cho phần mở bài của bài viết.
Chủ đề chính
Trong bước này, thí sinh cần xác định cụ thể những khía cạnh mà đề bài yêu cầu thảo luận. Nhìn lại ví dụ trên, có ba đối tượng chính cần được thí sinh đề cập trong bài viết của mình: formal academic qualifications so với life experience và personal qualities. Về kết cấu đoạn văn, thí sinh sẽ lần lượt trả lời hai câu hỏi, mỗi câu hỏi là một đoạn văn riêng việt.
Dạng bài viết
Loại bài viết được nêu cụ thể và rõ ràng ở phần cuối đề bài. Sau đây là bảng tổng hợp tất cả các dạng bài viết:
Discuss both views (and give your opinion). | Đề bài cho hai quan điểm Some think that…, while others argue that …. Thí sinh cần thảo luận cả hai quan điểm. Thí sinh đọc kĩ yêu cầu đề bày, nếu có cụm từ “and give your opinion” thì mới thể hiện quan điểm của thí sinh trong bài viết. Nếu không có cụm từ này thí sinh chỉ thảo luận mà không nên nêu quan điểm. | |
To what extent do you agree or disagree? | Museums and art galleries should concentrate on local works, not showing the cultures or artworks from other countries. To what extent do you agree or disagree? | Dạng bài nêu ý kiến cá nhân. Thí sinh có thể: 1. Đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập: trong dạng này thí sinh cần nêu cụ thể quan điểm của mình đối với từng khía cạnh của vấn đề. Ví dụ trong đề bài: Some people think that the teenage years are the happiest times of most people’s lives. To what extent do you agree or disagree? Nếu thí sinh chọn viết theo kiểu trung lập (mỗi giai đoạn đều có điểm hạnh phúc nhất riêng), thí sinh cần làm rõ cụ thể điểm hạnh phúc nhất của từng giai đoạn: Thanh thiếu niên: tự do, ít rang buộc về trách nhiệm Người lớn: làm chủ được mọi quyết định |
Some people believe that studying at a university or college is the best route to a successful career. Do you agree or disagree? | Dạng bài “the best way” Thí sinh có thể triển khai ý tưởng theo hai hướng: - Đồng ý: làm như dạng bình thường, thí sinh nêu hai luận điểm để làm sáng tỏ quan điểm. - Không đồng ý: khi không đồng ý với đề bài, viêc lập luận sẽ thay đổi, thí sinh cần triển khai hai đoạn: Đoạn 1: Thảo luận về đối tượng được nêu ra trong đề bài. Đoạn 2: Viết về đối tượng mà thí sinh cho là tốt hơn và chứng minh. | |
Do you think it is a positive or negative development? | Dạng bài này tương tự như dạng To what extent do you agree or disagree, tuy nhiên thí sinh cần thảo luận ở phạm vi rộng hơn đối với toàn xã hội. | |
Advantages and disadvantages | Do the advantages of this outweigh the disadvantages? | Thảo luận về thuận lợi, bất lợi và sau đó trả lời câu hỏi liệu có nhiều thuận lợi hơn bất lợi hơn hay không (quan điểm của thí sinh). Lưu ý: đôi khi, đề bài đôi khi có thể dụng pros and cons, benefits and drawbacks để thay thế. Thí sinh cần trả lời câu hỏi cụ thể ở phần mở bài sau đó làm sáng tỏ quan điểm xuyên suốt bài viết. |
What are the advantages and disadvantages? | Nếu đề bài không yêu cầu nêu ý kiến, thí sinh chỉ thảo luận thuận lợi, bất lợi. | |
What problems does this cause? How can we solve these problems? | Thảo luận vấn đề và giải pháp | |
What are the causes of this? How can we solve these problems? | Viết về nguyên nhân và giải pháp | |
Some employers think that formal academic qualifications are more important than life experience and personal qualities when they look for an employee. Why is this the case? Is it a positive or negative development? | Thí sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi trong một đoạn riêng biệt. |
Xây dựng dàn ý và ý tưởng
Đoạn 1: Mở bài
Đoạn 2: Trình bày nguyên nhân, đối với nhà tuyển dụng,
Tại sao trình độ học vấn chuyên môn lại quan trọng hơn kinh nghiệm sống?
Tại sao trình độ học vấn chuyên môn lại quan trọng hơn tính cách của cá nhân ứng viên?
Đoạn 3: Nếu quan điểm cá nhân của xu hướng này: tích cực hay tiêu cực đối với xã hội?
Đoạn 4: Kết bài.
Khi đã nắm được kết cấu và luận điểm chính của các đoạn thân bài, thí sinh bắt đầu lên ý tưởng cho từng luận điểm của hai đoạn thân bài (đoạn 2 và 3). Tùy theo kiến thức và sự hiểu biết của thí sinh cũng như độ khó của câu hỏi thí sinh có thể cân nhắc sẽ phát triển luận điểm bằng một hay nhiều ý tưởng.
Một ý tưởng | Nhiều ý tưởng |
---|---|
- Phù hợp với các dạng yêu cầu thảo luận về một quan điểm cụ thể, ví dụ dạng thảo luận hai quan điểm và nêu ý kiến. - Phát triển xuyên suốt một ý tưởng trong toàn bộ đoạn văn, giúp tăng tính thuyết phục của lập luận. - Phù hợp với các dạng câu hỏi khó hoặc lạ, thí sinh có ít ý tưởng. - Tránh viết lan man, quá dài dòng, giúp thí sinh tập trung vào sự mạch lạc và chính xác trong việc sử dụng từ vựng và ngữ pháp. | - Phù hợp với dạng bài như problems and solutions, causes and solutions, advantages and disadvantages. - Giúp thí sinh phát triển và trình bài ý dễ dàng theo mô hình có sẵn:
- Nhiều ý tưởng tạo cơ hội cho thí sinh đa dạng vốn từ và ngữ pháp.
|
Đối với dạng nhiều ý tưởng, thí sinh cần lưu ý không viết nhiều hơn 3 ý tưởng để tránh quá đoạn văn dài dòng và không có thời gian kiểm tra lỗi cũng như hoàn thiện bài viết vào cuối giờ. Thí sinh nên dành khoảng 3 phút cuối giờ để kiểm tra lỗi sai, lỗi chính tả cũng như ngữ pháp của bài viết. Đây cũng là bước vô cùng quan trọng. Để đạt được điểm cao, thí sinh cần phát triển mỗi ý tưởng bằng ít nhất một câu (giải thích, ví dụ, hậu quả,v.v.) thay vì chỉ liệt kê các ý tưởng.
Nếu thí sinh viết theo hướng có nhiều ý tưởng cho 1 luận điểm, thí sinh cần tự đánh giá tính hiệu quả của ý tưởng dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Ý tưởng có dễ được phát triển và mở rộng hay không? (giải thích, ví dụ minh họa trong thực tế, kết quả/ hậu quả)
- Các ý tưởng có trùng nhau hay không?
- Các ý tưởng có giải quyết được toàn bộ các yêu cầu của luận điểm hay không?
Xét ví dụ sau:
Some people say that the government should not put money on building theaters and sports stadiums. They should spend more money on medical care and education. Discuss both views and give your opinion.
Ở đề bài này, thí sinh cần triển khai ý tưởng cho mỗi luận điểm dựa trên hai khía cạnh:
- Luận điểm 1: rạp chiếu phim + các sân vận động thể thao
- Luận điểm 2: chăm sóc ý tế + giáo dục
Sau khi lên ý tưởng xong, thí sinh cần kiểm tra lại một lần nữa xem các yêu cầu đề bài đã được triển khai đầy đủ hay chưa.
Trong trường hợp thí sinh gặp khó khăn trong việc phát triển các ý tưởng, thí sinh có thể dựa vào các liên từ từ đó hình thành nên ý tưởng:
- To be more specific (Giải thích)
- In reality (minh chứng trong thực tế)
- For example/ for instance (ví dụ)
- Thus, therefore, hence, that is to say, as a result/ consequence (kết quả/ hậu quả)
Hình dung chi tiết
Some employers think that formal academic qualifications are more important than life experience and personal qualities when they look for an employee. Why is this the case? Is it a positive or negative development?
Bước 1: Phân tích yêu cầu
General topic: factors in recruiting employees
Specific topic:
Reasons why formal academic qualifications are more important than
Life experience
Personal qualities
Impacts of this trend on society
Question type: double questions
Bước 2: Tạo dàn ý và ý tưởng
Paragraph 1: Introduction: General statement to introduce the topic. Answer 2 questions directly.
Paragraph 2: Reasons
Paragraph 3: Negative development
Paragraph 4: Conclusion (restate the writer’s ideas and opinion)
Tìm ý tưởng cho 2 đoạn thân bài
Reasons - A good indicator to evaluate a person’s ability - Save time and effort in recruiting process - Social prejudice - ……………………………………………………………..
Dựa vào các tiêu chí để đánh giá ý tưởng: 1. Liên quan trực tiếp đến chủ đề? 2. Dễ phát triển và mở rộng? 3. Không trùng lặp 4. Giải quyết đầy đủ yêu cầu của đề bài
Sau khi cân nhắc tác giả thấy ý tưởng đầu tiên liên quan mật thiết với đề bài và đồng thời dễ phát triển (reasons: at school: skills and knowledge essential for working, example: doctors: formal qualification is a must, v.v.) nên sẽ tập trung làm rõ ý này.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại phần chủ đề cụ thể, tác giả chưa làm rõ được tại sao trình độ chuyên môn lại quan trọng hơn kinh nghiệm sống và phẩm chất của ứng viên. Vì vậy, để giải quyết được trọng tâm câu hỏi, tác giả cần so sánh thêm với hai khía cạnh này:
| Negative development - More unemployed people (not all people can get formal schooling, consequence: no money/ job to live on, miserable life) Tương tự, ở phần này, tác giả cũng lựa chọn phát triển một ý tưởng vì dễ tìm ra phần giải thích, ví dụ cũng như hậu quả của xu hướng quá coi trọng bằng cấp. |
Như vậy, từ ví dụ trên, nhờ việc phân tích câu hỏi thật kĩ, thí sinh có thể giải quyết toàn bộ các phần của câu hỏi và đạt điểm cao hơn. Sau đây là bài viết tham khảo:
The last few years have witnessed lengthy debates over whether degrees from educational institutions are of greater significance than a person’s qualities and life experience in the employee recruiting process. This essay will discuss the contributing factors behind this trend and why this is a wholly negative development.
To begin with, employers increasingly value academic credentials, considering them a reliable indicator of an individual's work capabilities. They argue that through formal education, individuals acquire essential skills such as teamwork and communication, which are crucial for productivity in the workplace. Hence, they assert that obtaining degrees is essential for effective job performance, while personal traits can be developed gradually within the company. Additionally, these employers believe that life experience holds less significance compared to specialized knowledge obtained through formal education, given the abundance of talented young graduates who excel in their roles.
Nevertheless, in my perspective, excessive emphasis on formal qualifications can have negative repercussions on job seekers and society as a whole. While academic credentials may serve as a benchmark for assessing potential candidates, they do not guarantee superior job performance compared to those without such qualifications. If recruiters prioritize academic background in their hiring decisions, many individuals without access to formal education will face unemployment, leading to financial hardships and a decline in living standards on a large scale.
In summary, basing hiring decisions solely on academic achievements can have adverse effects on individuals and society at large. Although academic expertise can predict a person's work capacity to some extent, it is only one aspect of the essential criteria for recruitment.