Tổng quan
Thùng loa thiết kế khá nhỏ gọn
Ngay sau khi mở hộp
Cặp loa Yamaha HS4 với màu trắng tinh khôi, rất phù hợp để trang trí góc làm việc
Ở phía trước loa trái, bạn sẽ thấy một cổng tai nghe mm và một núm điều chỉnh nguồn kết hợp với việc tăng giảm âm lượng
Loa trái được kết nối với dây nguồn, trong khi loa còn lại là loa phải
Chi tiết các cổng ở mặt sau của loa trái
Room Control: điều chỉnh tần số 500Hz với các tùy chọn 0dB, -2dB, -4dB, cho phép bạn điều chỉnh âm bass tùy theo điều kiện phòng. Ví dụ, khi loa đặt gần tường, âm bass sẽ tăng lên; bạn có thể giảm bass bằng cách chọn -2dB hoặc -4dB để cân chỉnh âm thanh chính xác hơn.
Trải nghiệm nghe nhạc
Sau khi nhận loa, mình lập tức thử nghiệm tại lớp học với Macbook Pro 14 inch. Các bước thực hiện rất đơn giản: kết nối hai loa bằng dây đồng, cấp nguồn cho loa, kết nối dây Stereo Mini từ Macbook Pro qua cổng mm, rồi chỉ cần bật nguồn loa và phát nhạc.
Phòng học này trước đây là phòng Karaoke, được bọc mút tiêu âm xung quanh. Với diện tích nhỏ, âm lượng 50% là đủ nghe. Mình yêu thích các bản nhạc acoustic nhẹ nhàng, rõ chi tiết vocal và Yamaha HS4 đáp ứng rất tốt sở thích của mình.
https://music.apple.com/vn/album/hotel-california-live-on-mtv-1994/1453924216?i=1453925093
https://music.apple.com/vn/album/bohemian-rhapsody/1441458047?i=1441458081&l=vihttps://music.apple.com/vn/album/promise-me/288479385?i=288479392&l=vihttps://music.apple.com/vn/album/simple-man/1470518458?i=1470518467https://music.apple.com/vn/album/残響散歌-from-the-first-take-single/1657309953😁
Mình đã có cơ hội nghe thử cả FiiO SP3 và Yamaha HS4 cùng lúc. Cả hai đều cho âm thanh chất lượng, nhưng âm thanh từ FiiO SP3 có vẻ làm mình hài lòng hơn. Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút nghe, mình bắt đầu cảm thấy hơi mệt với âm bass của FiiO SP3. Lúc này, HS4 mang lại cảm giác thoải mái hơn, vì vậy mình đã quyết định chọn Yamaha HS4.
Loa không hỗ trợ Bluetooth, nhưng nếu bạn muốn nghe nhạc qua Bluetooth, có thể kết nối loa với một DAC Portable. Trong ảnh, mình sử dụng FiiO BTR5.
Mình cũng có thể kết nối loa với máy CD di động Bose PM-01, rất tiện lợi để sử dụng.
Hợp tác với Audio Interface để kiểm âm
Để thực hiện kiểm âm với loa, mình sử dụng Audio Interface Vocaster Two.
Phía sau của Vocaster Two có hai cổng out để kết nối với loa kiểm âm, sử dụng đầu cắm 6.3mm.
Loa có thể nhận tín hiệu qua đầu cắm 6.3mm hoặc XLR, vì HS4 trang bị cổng Combo.
Đây là cách mình thiết lập loa trên bàn làm việc di động. Nếu bạn cần loa nhỏ hơn, hãy thử dòng Yamaha HS3.
Việc nghe lại vocal qua tai nghe kiểm âm và sau đó kiểm tra bằng loa giúp mình tinh chỉnh âm thanh cho video (mặc dù mình còn mới với việc này :D). Ban đầu mình không chú trọng đến việc này, nhưng khi phải thực hiện những video dạy học dài (30-60 phút), mình mới nhận ra tầm quan trọng của kiểm âm. Ví dụ, nếu thu video vào sáng sớm khi còn mơ màng, giọng nói có thể bị thiếu sức lực. Kiểm âm giúp mình phát hiện và khắc phục những vấn đề này, đảm bảo video dạy học có chất lượng âm thanh tốt nhất.
Kết luận
Với mức giá 7.490 cho Yamaha HS4 và 6.900 cho phiên bản nhỏ hơn HS3, bạn sẽ nhận được những ưu điểm sau:
- Thiết kế sang trọng, dễ lắp đặt và sử dụng
- Hỗ trợ kết nối mm với laptop/DAC portable/CD player để phát nhạc
- Hoàn hảo khi kết hợp với Audio Interface để thu âm từ Microphone/guitar/organ/trống điện
- Rất thích hợp cho các bạn làm Podcast để nghe lại giọng nói thực
- Đặc biệt phù hợp với các bản nhạc acoustic, nhạc nhẹ và trữ tình với âm thanh chi tiết và sắc nét
- Để có âm bass mạnh mẽ hơn, bạn nên đặt loa gần tường hoặc thêm một loa subwoofer
Bạn có đang dùng loa kiểm âm không? Chia sẻ ý kiến của bạn bên dưới nhé ^^