Lăng Nguyễn Hữu Hào | |
---|---|
Lăng Nguyễn Hữu Hào | |
Wikimedia | © OpenStreetMap | |
Thông tin chung | |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố | Đà Lạt |
Địa chỉ | Ngã ba đường Hoàng Văn Thụ - Vạn Thành |
Tọa độ | |
Chủ đầu tư | Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan |
Xây dựng | |
Khởi công | 1939 |
Hoàn thành | 10 tháng 9 năm 1941 |
Lăng Nguyễn Hữu Hào là khu vực an nghỉ và thờ cúng ông Nguyễn Hữu Hào cùng bà Lê Thị Bình, cha mẹ của Nam Phương Hoàng Hậu. Lăng nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt, dọc theo đường Vạn Thành - Tà Nùng, cách ngã ba Hoàng Văn Thụ khoảng 150m từ thác Cam Ly. Đây là một di tích lịch sử và thắng cảnh nổi bật nằm trong số 150 địa điểm chưa được khai thác du lịch tại Đà Lạt.
Thông tin lịch sử
Nguyễn Hữu Hào là một đại điền chủ nổi tiếng, quê ở Gò Công (hiện thuộc phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái của ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam vào thời điểm đó.
Ông bà Nguyễn Hữu Hào có hai người con gái: con gái lớn là Agnès Nguyễn Hữu Hào, kết hôn với Nam tước Pierre Didelol, một quý tộc Pháp đang đảm nhiệm chức Khâm mạng Hoàng triều cương thổ (khu vực biên giới do hoàng gia quản lý, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng ngày nay). Con gái thứ hai là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan, xinh đẹp và xuất thân từ một gia đình trí thức, giàu có, nên được các viên chức Pháp chọn để tiếp cận Hoàng đế Bảo Đại. Họ đã tổ chức một buổi tiệc để hai người gặp gỡ. Vào ngày 6 tháng 2 năm 1934, đám cưới giữa Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng đế Bảo Đại được tổ chức tại Điện Kiến Trung (Hoàng thành Huế) và cô được phong làm Nam Phương Hoàng hậu.
Trong những năm cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào chỉ sống tại Đà Lạt. Khi sức khỏe suy yếu và biết không còn nhiều thời gian, ông mong muốn được an nghỉ tại Đà Lạt.
Vào mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1939), Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào qua đời và được chôn cất theo nghi thức của một Quận công. Nam Phương Hoàng hậu đã chỉ đạo xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm 1941.
Mô tả
Lăng được xây dựng trên một đồi cao. Cổng lăng là một trụ biểu với 4 cột đứng, trang trí hình hoa sen và chó ngao, và được khắc hai cặp câu đối do chính Nam Phương Hoàng hậu viết. Nội dung hai cặp câu đối như sau:
“ | Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành |
” |
Dịch tạm:
“ | Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước
Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành |
” |
Con đường dẫn lên lăng, được gọi là nhất chính đạo, bao gồm 36 bậc thang với các chiếu nghỉ cách nhau từ 9 đến 13 bậc, tổng cộng có 158 bậc. Nhất chính đạo là con đường duy nhất lên lăng, xây dựng trên đỉnh một đồi hình hoa sen đang nở. Mái lăng lợp ngói lưu ly xanh, với các đầu đao cong như trong kiến trúc Á Đông, và có Thánh giá trên nóc. Mặt tiền lăng là một sân rộng có một bia đá với đầu bia hình vòng cung, chạm trổ hoa lá. Trong lăng có hai ngôi mộ lớn bằng đá xanh, cao khoảng 30 cm, hình chữ nhật với các hoa văn và một Thánh giá lớn. Đó là mộ của Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bình. Giữa hai ngôi mộ có một hương án (bàn thờ linh mục), phía sau là cửa vuông rộng nhìn ra một nhà bia nhỏ bằng đá xanh, với các chạm trổ minh bia hình chữ nhật.
Nội dung minh bia:
“ | Văn bia của Hiển khảo Long Mỹ quận công họ Nguyễn
Đồng Nai anh linh, Tiền Giang vượng khí, hun đúc nơi người, sinh đấng anh minh. Kính nghĩ: Tiên nghiêm. Trời ban chân tính, lòng dạ hiền từ, giữ thân đoan chính, giao tế văn minh, nhìn xa hiểu rộng, lòng giàu đạo đức, người mến dung nghi, gia truyền nghĩa giáo, đức lớn sinh thành, sân thềm đầy phúc, cửa ngõ quang huy. Thiên tử nhớ ơn, ban cho công tước, vững bền sông núi, sổ sách còn ghi, bảy mươi mãn đời, hồn về Thiên giới, danh cao bất hủ, truyền mãi muôn đời, trông lên núi rậm, mây trắng còn bay, non tràn cảm hứng, thông gió vi vu, cảm niệm đức xưa, tinh linh không mất. Khẩn cầu Thiên Chúa, che chở bình yên. Cảnh người sống gửi, thường hằng biệt ly, Thiên đường cõi phúc, trăm đời cùng về, ơn sâu vô tận, thương nhớ nào hơn! Mượn tấm bia này, nguyện cùng thiên cổ.
|
” |
— Ngày mùng 1 tháng 8 năm Bảo Đại thứ 14.
Nhằm ngày 13 tháng 9 năm Thiên Chúa giáng sinh 1939. Con gái Cung kính tạo dựng: - Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam. - Phu nhân Nam tước Đề Lô (Didelot). |
Hiện tại
Với thiết kế độc đáo và hòa hợp với cảnh quan, khu di tích Lăng Nguyễn Hữu Hào nằm trên một đồi thông và thuộc quy hoạch khu du lịch Thác Cam Ly. Đã được Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng công nhận là một trong 150 địa điểm có tiềm năng khai thác du lịch.
Hiện tại, khu lăng mộ đã bị bỏ quên và lâm vào tình trạng hoang phế. Xung quanh khu vực này, cây cỏ và bụi rậm mọc dày đặc, làm cho không gian trở nên đổ nát. Một số bậc thềm ở khu vực bia mộ đã bị nứt và hư hại do tác động của thời tiết và môi trường.
- Non Nước Việt Nam - Cơ quan du lịch quốc gia Việt Nam.
Ghi chú
- Nam Phương Hoàng hậu
Liên kết tham khảo
- Di tích Đà Lạt bị lãng quên
- Lăng Nguyễn Hữu Hào - Khu du lịch Thác Camly (12/01/09) Lưu trữ ngày 19-12-2010 tại Wayback Machine
Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt | ||
---|---|---|
Công trình kiến trúc |
| |
Công trình tôn giáo |
| |
Địa điểm du lịch – văn hóa |
| |
Thắng cảnh thiên nhiên |
| |
Văn hóa – lễ hội |
| |
Ẩm thực – đặc sản |
| |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |