
Vì sao lãng phí thức ăn gây hiệu ứng nhà kính?
Thường thì, chúng ta sẽ vứt thức ăn thừa vào thùng rác, đó là cách nhanh nhất mà hầu hết mọi người đều làm. Nhưng các nhà khoa học về biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi vứt đi số thức ăn đó.Thức ăn thừa trong thùng rác sẽ đi vào bãi rác, sau khi chôn lấp dưới đất, môi trường không khí làm chúng phân hủy và tạo ra khí methane (CH4), loại khí này lọt vào khí quyển và tạo ra hiệu ứng nhà kính, mạnh gấp 28 lần so với khí CO2 (cacbonic). Khi lãng phí thức ăn, ta tạo thêm khí metan gây hiệu ứng nhà kính. Hãy nấu đúng lượng và ăn hết thức ăn để giảm phát thải khí metan.
Tỉ lệ lượng thức ăn bị lãng phí trong chuỗi cung ứng thức ăn:

- Trồng trọt: 17%
- Thu hoạch, sản xuất: 15%
- Bán lẻ: 6%
- Dịch vụ ăn uống: 14%
- Các hộ gia đình: 48%

Một chút về Hóa học
Tỷ lệ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, từ trước thời kỳ công nghiệp đến năm 2021.Theo Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, giảm phát thải khí Methan là điều kiện cần thiết để thế giới đạt được mục tiêu kiềm chế tăng nhiệt độ trái đất, như đã đề ra trong Hiệp định Paris 2015. Chi phí giảm phát thải khí Methan thấp hơn so với việc giảm phát thải CO2, và Methan cũng không bền bỉ như CO2 trong không khí.
Tại sao Methan mạnh mẽ hơn CO2?
Trong ban ngày, trái đất của chúng ta hấp thụ nhiệt từ Mặt trời. Khi mặt trời lặn, nhiệt đó sẽ được trả lại dưới dạng bức xạ hồng ngoại.







