
Rakshasa được mô tả trong Yakshagana, một hình thức nghệ thuật của Uttara Kannada. Nghệ sĩ: Krishna Hasyagar, Karki | |
Thần thoại |
|
---|---|
Phân nhóm | Sinh vật huyền thoại |
Tên gọi khác |
|
Quốc gia | Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia |

La Sát hay Quỷ La Sát (tiếng Phạn: Rākṣasa, Rākṣasī) là một loài quỷ trong thần thoại Hindu và Phật giáo, là sinh vật thần thoại với vẻ ngoài và tính cách hung dữ, tương tự như con người hoặc các thần quỷ ác độc.
Mô tả
La Sát thường được miêu tả như những quái vật xấu xí, dữ tợn và thù địch, có kích thước lớn như đồi núi, da đen như nhọ nồi, với hai chiếc răng nanh lộ ra, móng tay sắc nhọn như vuốt chim, và tiếng gầm gừ như thú hoang. Chúng được cho là kẻ ăn thịt người, luôn thèm khát máu, có khả năng phát hiện mùi thịt của động vật, con người. Một số La Sát còn đáng sợ hơn, với mắt đỏ rực, tóc cháy, uống máu từ tay hoặc sọ người. Trong các câu chuyện, La Sát có khả năng bay lượn, biến mất, thay đổi kích thước, và có thể mang hình dạng của động vật, con người hoặc các vật thể khác.
Trong các kinh điển Phật giáo, La Sát được mô tả là những sinh vật ác độc với vẻ ngoài ghê rợn và thích ăn thịt người. La Sát nam thường có da đen, tóc đỏ và mắt xanh; trong khi La Sát nữ lại có hình dáng quyến rũ như một người phụ nữ xinh đẹp nhưng cũng hung ác, chuyên ăn thịt và uống máu con người. Chúng có thể mang hình dạng kỳ quái như đầu trâu với tay người, móng chân trâu, hoặc đầu nai, đầu dê, đầu thỏ. La Sát có sức mạnh siêu nhiên, có thể bay nhanh trong không khí hoặc di chuyển nhanh trên mặt đất, và chúng thường rất tàn bạo.
Trong văn hóa
La Sát thường được liên tưởng đến nhân vật Bà La Sát hay còn gọi là Thiết Phiến Công Chúa trong Tây Du Ký, một người phụ nữ dữ dằn và hay ghen tuông. Người Trung Quốc cũng dùng thuật ngữ La Sát để chỉ người Nga hoặc gọi Nga là Nga La Sát. Trong bộ truyện tranh Long Hổ Môn của Hoàng Ngọc Lang, có một phái gọi là La Sát Giáo do La Sát giáo chủ Hỏa Vân Tà Thần lãnh đạo.
- Freeman, Michael và Claude Jacques (2003). Ancient Angkor. Bangkok: River Books.
- Rovedo, Vittorio (1997). Khmer Mythology: Secrets of Angkor. New York: Weatherhill.
- Pollock, Sheldon (1985/1986). Rakshasas and others Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, Indologica Taurinensia 13, 263-281
- Quỷ la sát Lưu trữ 2015-04-04 tại Wayback Machine