Lễ vía Ngọc Hoàng, hay còn được gọi là lễ cúng trời mùng 9 Tết, được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm. Phong tục này bắt nguồn từ văn hoá tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa.
Bài văn khấn cúng Ngọc Hoàng ngày mùng 9 tháng Giêng không chỉ là một lễ cúng thông thường, mà còn là thời điểm khởi đầu của nhiều điều mới mẻ và hy vọng. Người ta thường mong muốn được ban phước lành, sức khỏe, may mắn và thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống.

Theo truyền thống, lễ cúng vía Ngọc Hoàng sẽ diễn ra từ giờ Tý đến 1 giờ sáng ngày mùng 9 tháng riêng, lúc mặt trời chưa mọc, cũng là lúc bắt đầu một ngày mới. Ngày mùng 9 Tết được xem là ngày cúng vía trời, người ta cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đây là quan niệm từ văn hoá tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa, đặc biệt là người nông dân, với mong muốn được ban phước lành, sức khỏe, may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Văn khấn cúng Ngọc Hoàng ngày mùng 9 tháng Giêng
- Ý nghĩa của ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Khi nào cúng vía trời?
- Danh sách lễ vật cúng vía Trời mùng 9 tháng Giêng
- Văn khấn cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ý nghĩa của ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế
Cúng vía Ngọc Hoàng ngày mùng 9 Tết có nguồn gốc từ văn hóa tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa. Trong văn hóa tín ngưỡng này, từ số 1 đến số 9 đều mang ý nghĩa đặc biệt.
- Số 1: Biểu tượng cho sự to lớn, vĩ đại của sự sáng tạo.
- Số 2: Thể hiện sự kết hợp giữa trời và đất.
- Số 3: Đại diện cho tam tài là trời, đất và con người.
- Số 4: Biểu thị cho 4 loại khí tượng: mặt trời, mặt trăng, sao, linh hồn.
- Số 5: Thể hiện vòng tròn ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Số 6: Mô tả sự hòa hợp giữa trời đất và 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Số 7: Biểu tượng cho chòm sao Bắc Đẩu.
- Số 8: Biểu thị bát quái gồm: Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Tồn, Ly, Đoài, Khôn.
- Số 9: Đại diện cho 9 phương trời, sự bao la, rộng lớn.
Theo truyền thống, người xưa đã chọn ngày mùng 9 để tổ chức lễ cúng vía trời vì chỉ có Ngọc Hoàng Đại Đế mới có thể thống trị trời đất và tạo ra mọi sự sống.
Khi nào cúng vía trời?
Lễ cúng vía trời, còn được gọi là lễ cúng Ngọc Hoàng Đại Đế, được tiến hành vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm. Lễ cúng Ngọc Hoàng phải diễn ra trong khoảng thời gian từ giờ Tý đến 1 giờ sáng. Đây cũng là khoảnh khắc khởi đầu của một ngày mới, khi mặt trời chưa mọc.
Danh sách lễ vật cúng vía trời ngày mùng 9 tháng Giêng
Các đồ lễ cúng vía Trời thường bao gồm:
- Nhang.
- Đèn cầy.
- Hoa.
- Trà (hoặc nước lã).
Trà cúng vía Trời nên là loại trà khô, được phân chia thành 9 chén nhỏ. Đặc biệt, món lễ cuối cùng là món phẩm vật, phải là các loại đồ khô như: bột khoai, bột bán kim, nấm mèo, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hũ ki, phổ tai..., với số lượng tính theo số lẻ là 5, 7 hoặc 9 loại tùy thuộc vào gia chủ.
Đi kèm với món phẩm vật là vàng mã, cần chuẩn bị các thếp tiền vàng (đặc biệt phải có màu vàng), một cặp thùng giấy (một cái màu vàng và một cái màu bạc).
Vàng mã cũng cần chuẩn bị các thếp tiền vàng (đặc biệt phải có màu vàng), một cặp thùng giấy (một cái màu vàng và một cái màu bạc).
Lễ cúng thần Ngọc Hoàng Thượng Đế
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Con kính cầu phước lên đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức vua cha Bát Hải, đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan thời nam bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.
Con kính cầu phước Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con kính cầu phước Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con kính cầu phước Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con kính cầu phước đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai - con kính cầu phước Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con kính cầu phước Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con kính cầu phước các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con kính cầu phước Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con kính cầu phước các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.
Con kính cầu phước các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thần linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình).
Con kính cầu phước đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …... Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)
có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật (3 lần)
SửaSau ngày cúng vía Ngọc Hoàng, ngày mùng 10 tháng Giêng người dân Việt Nam lại tiếp tục cúng vía thần tài để cầu mong một năm mới may mắn, mang lại tài lộc cho gia đình mình.