Điều này được thể hiện rõ nét qua sự phát triển của những kĩ năng còn lại khi người học cải thiện một kĩ năng bất kì. Bài viết này nói về những gì người học có thể thu nạp được từ Nghe – Listening và cách nó giúp bồi đắp thêm cho những kĩ năng khác.
Key takeaways |
---|
|
Nghe trong các bài thi chứng chỉ
Do vậy, trong khi cộng đồng thi các chứng chỉ tiếng Anh thường truyền tai nhau về độ “khó chơi” của nói và viết (gọi chung là hai kĩ năng sản sinh – productive skills) chủ yếu nằm ở tính không ổn định của đề thi và “gu” của giám khảo, thường nếu thí sinh đã chắc phần Listening, lúc nhận chứng chỉ, kết quả sẽ phản ánh rõ và gần như là chính xác năng lực.
Phương thức thi Listening ở các kì thi cấp chứng chỉ khác nhau thường có sự độc đáo tùy kì thi, tuy nhiên một số dạng bài có sự trùng lặp và đều đánh giá khách quan năng lực của thí sinh.
Ví dụ:
Kì thi IELTS - có thể nói là bài thi lấy chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất hiện hành, người thi có 40’ để hoàn thành 40 câu hỏi trong phần thi Nghe của mình – 30’ để hoàn thành phần Nghe và 10’ để chép đáp án vào tờ ghi đáp án cho sẵn.
Bộ câu hỏi cho mỗi đề thi được chia thành 4 phần (4 sections), càng về sau độ khó càng tăng qua mỗi section. Còn với kì thi TOEIC chẳng hạn, người làm bài thi gộp một lúc hai kĩ năng tiếp nhận trong 2.5 giờ, trong đó có 45’ để hoàn thành Section I: Listening với 100 câu hỏi.
Bộ câu hỏi cho mỗi đề thi được chia thành 4 phần (4 parts), từng phần đều có các dạng bài riêng. Mặc dù yêu cầu mỗi chứng chỉ mỗi khác, nhưng vẫn xuất hiện sự trùng lặp trong dạng bài cụ thể, chẳng hạn như dạng đề multiple choice (trắc nghiệm 4 đáp án) và short-answer questions (trả lời câu hỏi ngắn gọn) hiện diện ở cả IELTS lẫn TOEIC.
Và còn nhiều bài thi cấp chứng chỉ nữa với các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau, nhưng vị thế của phần thi Listening đều tương tự.
Các Ưu Điểm của Việc Nghe
Tiếp xúc với tiếng Anh và xây dựng nền tảng ngôn ngữ thông qua quá trình Tắm Ngôn Ngữ
Listening chính là tiền đề cho phương pháp khoa học Tắm ngôn ngữ (Language showering). Cơ sở cho phương pháp này là quá trình hình thành hệ thống xử lý và sản sinh ngôn ngữ trong não bộ trẻ nhỏ khi chúng được tiếp xúc với ngôn ngữ mẹ đẻ qua gia đình, người thân khi đến tuổi tập nói.
Dựa trên đó, nhiều nơi trên khắp thế giới đã sử dụng những ngôn ngữ khác để giao tiếp với trẻ nhằm hình thành và phát triển bộ não song ngữ cho chúng, và đã đạt được những kết quả tích cực.
Ví dụ:
Ở Phần Lan, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khả quan của phương thức này, bởi nó đáp ứng đúng những tiêu chí về khoảng chú ý, khả năng tư duy, các kĩ năng đọc, viết trong việc học ngôn ngữ của trẻ.
Tương tự, người học ngôn ngữ có thể áp dụng phương pháp này – bằng cách nghe nhiều và nghe thường xuyên, để quen với ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ một cách tự nhiên và ổn định.
Một khi đã có nền tảng này, não bộ sẽ thu nhận và rèn luyện những kiến thức và kĩ năng mới liên quan đến ngôn ngữ mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Nghe - Đào Sâu Thêm vào Các Kỹ Năng Khác
Như biểu đồ trên đã mô tả, khi người học nghe hiểu một nguồn uy tín (có ghi chú các kiến thức nghe được thì càng tốt), chắc hẳn nguồn nghe đó sử dụng các từ, các cấu trúc câu trên phạm vi rộng và hợp với ngữ cảnh và chủ đề của bài nghe đó, một cách hoàn toàn tự nhiên.
Trước hết, người nghe sẽ được chiêm nghiệm giọng nói và cách phát âm, ngữ điệu chính xác của người bản xứ.
Bên cạnh đó, do những nguồn đáng tin cậy này thường có phụ đề, học viên chỉ cần tra từ điển những từ mới để tìm ra nghĩa, loại từ, phiên âm IPA (International Phonetic Alphabet - Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế), trọng âm, (một số từ điển lớn như Oxford, Cambridge thậm chí còn cung cấp những ví dụ để độc giả hình dung được những ngữ cảnh có thể sử dụng từ vựng ấy) và tham khảo Internet để hiểu các cấu trúc ngữ pháp lạ xuất hiện trong nội dung nghe. Ví dụ:
Chỉ từ một câu duy nhất trong video, người xem có thể học được:
Từ mới:
loveable (adj) đáng yêu, dễ thương
judge (v) đánh giá
billion (n) tỷ
million (n) triệu
pounce (v) vồ, chụp (mồi)
bounce (v) nảy lên, bật lên
cram (v) nhồi
stalk (v) rình mò
claw (v) vờn
chatter (v) nói huyên thuyên, lập cập
purr (v) (mèo) kêu rừ… rừ…
entertaining (adj) mang tính giải trí
Ngữ pháp:
and judging by (…): dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ
pouncing, bouncing , (...): một loạt danh động từ (gerund)
Từ đó, không chỉ vốn từ và vốn ngữ pháp của họ được cải thiện, mà họ còn đang vô thức thu nạp cách phát âm và cách đánh trọng âm của vô số từ.
Khi ở một trình độ cao hơn, người học có thể học được về ngữ cảnh được phép sử dụng những từ cụ thể, hoặc học thêm về collocation (những từ phù hợp đi với nhau).
Các Phương Pháp Huấn Luyện Nghe
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết các phương pháp trên qua các bài viết của Anh ngữ Mytour sau đây:
Kết hợp Intensive Listening và Extensive Listening để cải thiện toàn diện kĩ năng nghe hiểu
Ứng dụng Active Listening và Passive Listening trong việc học tiếng Anh hiệu quả
Một số nguồn nghe học thuật: TED (gồm TED-Ed và TED Talks), CNN, PBS, các đài chính thống của các quốc gia nói tiếng Anh khác, ..vv.
Tuy nhiên, một phương pháp đơn giản nhưng không kém hiệu quả để rèn kỹ năng Nghe mà hiện tại không được nhiều nguồn học tiếng Anh nhắc đến là Recreational Listening (Nghe để giải trí).
Để tránh sự nhàm chán và giảm thiểu áp lực trong lối suy nghĩ “học để thi” đang trở nên phổ biến, người học nên dành thời gian tiêu thụ những tác phẩm, nội dung yêu thích bằng tiếng Anh để tạo đam mê và sự hứng thú cao trong quá trình học ngôn ngữ này.
Ngày nay, với tình trạng thiếu động lực và cảm thấy buồn chán khi học tập, việc nghe giải trí có thể trở thành một trợ thủ quan trọng giúp học sinh vượt qua những thách thức đó.