
Livyatan melvillei | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Late Oligocene - Early Pleistocene | |
Livyatan melvillei | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Phân giới (subregnum) | Eumetazoa |
Liên ngành (superphylum) | Deuterostomia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Phân ngành (subphylum)
| Vertebrata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Cetacea |
Họ (familia) | incertae sedis |
Chi (genus) | Livyatan Lambert et al., 2010 |
Loài (species) | †L. melvillei |
Danh pháp hai phần | |
Livyatan melvillei Agassiz, 1843 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Livyatan melvillei, hay còn được gọi là siêu cá nhà táng, là một loài cá voi có răng khổng lồ đã tuyệt chủng từ thời kỳ tiền sử và được xem là loài cá voi có răng lớn nhất từng tồn tại. Chúng sinh sống khoảng từ 13,5 đến 5 triệu năm trước. Những chiếc răng khổng lồ và kích thước cơ thể đồ sộ của chúng có thể khiến bất kỳ ai phải sợ hãi khi đối mặt. Livyatan melvillei và Megalodon từng là hai kẻ săn mồi hàng đầu trong đại dương, với một bên là cá mập ăn thịt lớn nhất (Megalodon) và bên kia là động vật có vú săn mồi lớn nhất (L. Melvillei).
Loài này được các nhà nghiên cứu đặt tên là Livyatan Melvillei. Tên 'Livyatan' được mượn từ Leviathan, một loài quái vật biển khổng lồ trong thần thoại, còn 'Melvillei' được đặt theo tên nhà văn Herman Melville, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Moby Dick, viết về một con cá voi khổng lồ, mạnh mẽ, được coi là chúa tể của đại dương trong thời kỳ đó.

Siêu cá nhà táng có thể dài tới 20,7 mét và nặng khoảng 102,3 tấn. Xương sọ của nó dài đến 3 mét, với hàm rộng và những chiếc răng nhọn hình nón dài đến 36 cm - là chiếc răng lớn nhất trong số các loài động vật từng được biết đến (ngoại trừ ngà voi). Lực cắn của nó có thể đạt từ 10 đến 16 tấn. Răng hàm trên còn có phần lõm giúp khít sát với răng hàm dưới khi khép miệng, làm tăng khả năng cắt thịt.
Với kích thước khổng lồ và việc Livyatan melvillei sống chung vùng biển với siêu cá mập Otodus megalodon, việc xảy ra những cuộc chiến dữ dội giữa hai loài này là điều không thể tránh khỏi. Dù kích thước của hai loài tương đương, Livyatan có lợi thế vượt trội: loài này có thể săn mồi theo bầy đàn, trong khi Megalodon sống đơn độc. Do đó, nếu có chiến đấu, một con Megalodon sẽ phải đối mặt với nhiều con Livyatan cùng lúc, khiến thất bại của Megalodon là điều không thể tránh.
Ngay cả khi chiến đấu theo kiểu 'một chọi một', Livyatan vẫn có nhiều ưu thế hơn so với Megalodon:
- Livyatan là động vật có vú, nên có trí thông minh vượt trội hơn cá mập. Livyatan có khả năng suy nghĩ và xây dựng chiến thuật tấn công tùy thuộc vào đối thủ, trong khi Megalodon chỉ tấn công theo bản năng.
- Răng của Livyatan dài gấp đôi so với của Megalodon (36 cm so với 18 cm), và răng của Livyatan có hình chóp nhọn, trong khi răng của Megalodon khá mảnh, do đó cú cắn của Livyatan sẽ gây ra vết thương nghiêm trọng hơn nhiều.
- Hóa thạch của Melvillei cho thấy phần đầu của nó có cơ quan chứa dầu sáp giống như cá nhà táng, giúp lặn sâu và phát ra sóng âm để định vị mục tiêu từ xa hàng km. Khả năng phát hiện mục tiêu từ xa bằng sóng âm là một lợi thế mà Megalodon không có, vì vậy Livyatan có thể phát hiện Megalodon trước khi đối thủ nhận ra sự có mặt của nó.
- Ngoài bộ răng, xương sọ dày và cứng của Livyatan cũng là một vũ khí lợi hại (khi đối đầu với kẻ thù cỡ lớn, Livyatan có thể dùng đầu như một chiếc búa khổng lồ để húc vào kẻ thù với tốc độ cao, gây tổn thương cơ quan nội tạng của đối phương, tương tự như cá voi sát thủ hiện nay). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy cá mập có thể bị hôn mê nếu bị lật ngửa bụng; cá voi sát thủ Orca đã biết khai thác nhược điểm này và sử dụng chiến thuật húc đầu để săn cá mập trắng. Do đó, rất có thể Livyatan Melvillei cũng biết áp dụng chiến thuật này để đối phó với Megalodon.
- Megalodon chỉ có một ưu thế là không cần nổi lên mặt nước để hít thở như Livyatan.
Thực đơn của siêu cá nhà táng này rất đa dạng, bao gồm cả động vật thân mềm như mực khổng lồ và các loài cá voi khác (thậm chí có thể là cả siêu cá mập Megalodon). Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Livyatan có thể săn mồi dài đến 8 mét. Nó có thể dùng bộ hàm khổng lồ để bắt và xé mồi thành từng mảnh nhanh chóng và hiệu quả nhờ những chiếc răng khổng lồ.
Chú thích
-
- Thông tin liên quan đến Livyatan melvillei trên Wikispecies
- Phát hiện hóa thạch 'quái vật biển' tại sa mạc Peru bởi CNN
- Đầu khổng lồ của cá nhà táng cổ đại được khai quật từ Los Angeles Times (Đầu cá hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Lima)
- Chi tiết về cá nhà táng sát thủ và sự tiến hóa của loài cá nhà táng
- Bài viết về Livyatan trên prehistoric-wildlife.com với so sánh kích thước với con người Lưu trữ 2016-08-06 tại Wayback Machine