Đằng Sau Một Người Luôn Đạt KPI Hay Điểm Cao Có Thể Là 1001 Nỗi Lo Âu Mà Chúng Ta Không Thể Nhìn Thấy.
Khi Nói Đến Rối Loạn Lo Âu, Chúng Ta Thường Liên Tưởng Đến Biểu Hiện Như Hoảng Sợ, Toát Mồ Hôi Hay Đứng Ngồi Không Yên. Về Lâu Dài, Chúng Đều Có Ảnh Hưởng Nhất Định Đến Khả Năng Vận Hành Bình Thường Của Con Người.
Nhưng Có Những Người Rất Giỏi Ngụy Trang Nỗi Lo Âu. Họ Có Thể Trông Khỏe Mạnh, Tràn Đầy Năng Lượng Và Thành Công Đến Nỗi Người Xung Quanh Không Nghĩ Rằng Họ Có 1001 Nỗi Lo. Họ Có Thể Luôn Nói Mình “Ổn”, Nhưng Thực Tế Ta Không Thể Biết Được Thực Sự Họ Ra Sao.
Hiện Tượng Này Trong Tâm Lý Học Còn Gọi Là Lo Âu Năng Suất Cao (High-Functioning Anxiety). Vậy Vì Sao Nó Xảy Ra Và Khiến Nhiều Người “Đeo Mặt Nạ” Che Giấu Nỗi Lo Âu Của Mình?
Lo Âu Hoạt Động Cao Là Gì?
Theo Bác Sĩ Tâm Thần Sasha Hamdani, Lo Âu Hoạt Động Cao Là Hiện Tượng Một Người Bị Lo Âu Nhưng Vẫn Có Thể “Vận Hành” Bình Thường. Họ Vẫn Học Tập Và Làm Việc Hiệu Quả, Trò Chuyện Vui Vẻ Với Người Khác Dù Bên Trong Không Ổn Chút Nào.
Hiện Tại, Lo Âu Hoạt Động Cao Không Được Ghi Nhận Chính Thức Trong Cẩm Nang Chẩn Đoán Và Thống Kê Rối Loạn Tâm Thần (DSM-5). Dù Vậy Theo Bác Sĩ Hamdani, Nó Có Thể Kích Thích Các Rối Loạn Tâm Lý Khác Ở Mức Độ Nghiêm Trọng, Mà Phổ Biến Nhất Là Trầm Cảm Do Sự Thờ Ơ Với Cảm Xúc Bên Trong.
Đặc điểm của lo âu chức năng cao
Mặc dù có thể đạt được thành công, nhưng hiếm khi những người mắc lo âu chức năng cao thấy thực sự hạnh phúc và thoải mái. Nỗi lo 'sai sót', 'không đủ' thúc đẩy họ không ngừng đầu tư cho công việc và mối quan hệ. Bị đánh lừa bởi những gì họ làm được, xã hội thường cho rằng họ ổn, thậm chí kỳ vọng hơn thay vì quan tâm đến cảm xúc của họ.
Theo tạp chí Tâm lý học Ngày nay, hầu hết các biểu hiện của lo âu chức năng cao là cơ chế chống lại mối nguy (phản kích chiến đấu). Họ cố gắng loại bỏ những nguy cơ của nỗi lo bằng một số dấu hiệu điển hình như:
Suy nghĩ quá mức: Ví dụ, trước buổi thuyết trình, họ có thể lo lắng về việc trượt chân, khán giả không tập trung, slide không rõ hoặc lỗi font. Dù thuyết trình mạch lạc và thành công, họ vẫn không ngừng lo lắng.
Nghiện công việc: Họ làm việc từ sớm đến khuya, chăm chỉ, sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc tốt. Dù mệt mỏi, nhưng việc xin nghỉ là điều họ tránh nhất vì không muốn 'mất điểm'.
Cầu toàn: Nhu cầu được công nhận và xuất sắc khiến họ đặt nhiều kỳ vọng, đôi khi không thực tế. Ngay cả khi đạt được mục tiêu, lòng họ vẫn không yên.
Trì hoãn: Đây là kết quả của việc đọng lại công việc quá sức hoặc không có hứng thú. Khi cảm thấy không tự tin để giải quyết, họ sẽ kéo dài việc trì hoãn càng lâu càng tốt.