Hầu hết chúng ta đều không muốn rời xa những người mình yêu thương. Nhưng đôi khi, cảm xúc đó có thể biến thành nỗi sợ bền vững.
Bạn có bao giờ rơi nước mắt vì nhớ nhà, hoặc đếm ngày cho đến khi người yêu trở về trong một mối quan hệ xa cách? Sự chia xa về khoảng cách không bao giờ dễ dàng đối với những mối quan hệ mà ta quý trọng. Chúng ta thường cảm thấy buồn bã, nhớ nhà và mong chờ ngày gặp lại.
Tuy nhiên, nếu cảm giác buồn bã, lo sợ và tuyệt vọng luôn chiếm lĩnh tâm trí bạn, làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của việc bạn đang mắc phải rối loạn lo âu ly thân vì không thể sống thiếu họ.
Rối loạn lo âu ly thân là gì?
Rối loạn lo âu ly thân mô tả nỗi sợ quá mức của con người khi phải rời xa những người thân yêu - những người họ coi là điểm tựa không thể thiếu. Rối loạn lo âu ly thân được xem là một trong 7 loại rối loạn lo âu - một nhóm bệnh tâm thần thường gây ra cảm giác lo lắng và sợ hãi quá mức.
Lo âu khi phải rời xa là một trải nghiệm phổ biến trong quá trình phát triển của trẻ em từ 8 đến 14 tháng tuổi. Đó là lý do tại sao các bé thường khóc và la hét khi không thấy bố mẹ hoặc người chăm sóc gần gũi. Tuy nhiên, rối loạn lo âu ly thân cũng có thể được chẩn đoán ở nhiều người trưởng thành.
Rối loạn lo âu ly thân mô tả sự lo sợ quá mức của con người khi phải rời xa những người thân yêu.
Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Luôn lo sợ mối quan hệ sẽ kết thúc hoặc bị bỏ rơi (sợ bị bỏ rơi)
- Stress kéo dài khi nghĩ về việc chia xa