Theo thuyết tương đối rộng, lỗ trắng là một khu vực của không-thời gian và là một Điểm Kì Dị, nơi mà vật chất, năng lượng, ánh sáng và thông tin được phóng ra, nhưng không có gì có thể xâm nhập vào nó. Theo cách này, lỗ trắng đối lập hoàn toàn với lỗ đen, nơi mọi vật chất bị hút vào.
Lỗ trắng được nhắc đến trong lý thuyết về các lỗ đen vĩnh cửu, kết nối với nhau qua các lỗ sâu Schwarzschild hoặc cầu Einstein–Rosen.
Một lỗ trắng cũng có thể được mô tả như một lỗ đen với thời gian đảo ngược về quá khứ. Thuyết tương đối rộng mang tính đối xứng theo thời gian, và các phương trình mô tả trạng thái cân bằng có hai nghiệm tương ứng với hai chiều thời gian. Nếu ta áp dụng quy luật này cho phương trình mô tả lỗ đen với chiều thời gian dương, nghịch đảo thời gian sẽ cho kết quả là lỗ trắng.
Trong khi một lỗ đen là khu vực mà không gì có thể thoát ra, thì ngược lại, một lỗ trắng là khu vực mà không gì có thể xâm nhập vào. Lỗ đen chỉ có thể nuốt vật chất, còn lỗ trắng chỉ có thể phun vật chất ra từ bên trong. [cần dẫn nguồn]
Lỗ trắng lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà thiên văn học Xô Viết Igor Novikov vào năm 1964.
Mặc dù lỗ trắng hoàn toàn có thể tồn tại theo lý thuyết toán học nhờ vào sự đối xứng của thuyết tương đối rộng, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng hiện hữu trong tự nhiên. Trên thực tế, chúng gần như không thể tồn tại vì không có cách nào đảo ngược thời gian để tạo ra một lỗ như vậy. Hơn nữa, vì lỗ đen hút vật chất và biến thành phần của nó, trong khi lỗ trắng phun vật chất ra, chúng sẽ giống như đang phun các phần của chính mình ra, khiến việc tồn tại của chúng trở nên vô cùng khó khăn, ngay cả trong một giây.
Có giả thuyết cho rằng Vụ nổ lớn, điểm khởi đầu của Vũ Trụ, chính là một lỗ trắng, vì trong không-thời gian lúc đó, chỉ có vật chất và năng lượng được phun ra. Sự hào phóng của lỗ trắng có thể đã tạo ra lượng vật chất khổng lồ như vậy.
Cho đến nay, khái niệm 'hố trắng' vẫn chỉ tồn tại trong lý thuyết của các nhà khoa học, và chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh sự hiện diện của chúng.
- Lỗ đen
- Lỗ giun
- Đường hầm lượng tử
- Vụ Nổ Lớn
- Kepler 22b
- Cơ học lượng tử
- Thuyết tương đối rộng
- Thuyết tương đối hẹp
- Lý thuyết dây