Key Takeaways |
---|
|
Tại sao lại cần phải học ngữ pháp tiếng Anh?
Như vậy, ngữ pháp có vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta cần học và rèn luyện một cách hợp lý để có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, Việc bắt đầu học ngữ pháp có thể gặp nhiều khó khăn, tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của người học trước đó. Một khó khăn phổ biến chính là người học không biết bắt đầu từ đâu: Khi mới bắt đầu học ngữ pháp, có thể họ sẽ cảm thấy mơ hồ về các khái niệm cơ bản, không biết nên bắt đầu từ đâu vì ngữ pháp rất nhiều và đa dạng.
Để đối phó với khó khăn này, người học có thể tạo ra một kế hoạch học tập hoặc tham khảo lộ trình học được đề xuất dưới đây.
Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh từ mức cơ bản lên trình độ cao
Tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng Anh ở trình độ cơ bản (Basic Grammar) trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng
Tuần đầu tiên - Câu và cấu trúc câu
Cấu một câu được viết bằng tiếng Anh bao gồm các thành phần: Subject (chủ ngữ) + Verb (động từ) + Object (tân ngữ)
Tuy nhiên, có rất nhiều loại câu khác nhau trong tiếng Anh, bao gồm câu cảm thán, câu hỏi, câu phủ định và câu ghép. Các cấu trúc câu này có thể có thêm các thành phần bổ sung như trạng từ, giới từ, các từ nối, đại từ nhân xưng, chủ từ đo lường, v.v. Tùy thuộc vào mục đích và kiểu câu, các thành phần này có thể được sắp xếp và thay đổi vị trí trong câu. Người học cần nắm rõ cách phân biệt các loại câu để có thể có nền tảng sau này.
Tuần thứ hai - Danh từ: Nouns
Hiểu, giải thích được khái niệm của danh từ và các loại danh từ như danh từ riêng, danh từ chung, danh từ đếm được, danh từ không đếm được, danh từ số nhiều và số ít…
Luyện tập với các bài tập thực hành để nâng cao vốn từ.
Tuần thứ ba - Đại từ: Pronouns
Học từng loại đại từ và hiểu chúng một cách chi tiết, chính xác, bao gồm đại từ nhân xưng (personal pronouns), đại từ tân ngữ (object pronouns), đại từ sở hữu (possessive pronouns), đại từ quan hệ (relative pronouns), đại từ chỉ định (demonstrative pronouns), đại từ bất định (indefinite pronouns) và đại từ phản thân (reflexive pronouns).
Làm các bài tập và bài thực hành để nâng cao kỹ năng sử dụng đại từ.
Tuần thứ 4 - Động từ: Verb và phương pháp chia động từ
Tiếng Anh có nhiều loại động từ như động từ thường (regular verbs), động từ bất quy tắc (irregular verbs), động từ ẩn ý (phrasal verbs), động từ biến đổi (modal verbs) và động từ trợ động từ (auxiliary verbs). Học từng loại động từ là bước đầu tiên để nắm vững ngữ pháp.
Cần nằm kĩ:
Cách chia động từ trong các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành.
Cách sử dụng từng loại động từ trong các thì các trường hợp khác nhau kết hợp với luyện bài tập.
Tuần thứ 5 – Tính từ: Adjective và Trạng từ: Adverb
Học những tính từ và trạng từ cơ bản để có cơ sở ngữ pháp. Sau đó, tìm hiểu nắm cách sử dụng của chúng trong 1 câu.
Tuần thứ 6 – Giới từ: preposition , Liên từ: conjunction và Thán từ: interjection
Hiểu và nắm được các giới từ cơ bản: in (trong), on (trên), under (dưới)... cũng như các liên từ phổ biến bao gồm liên từ kết hợp (coordinating conjunctions): for, and, not, yet; liên từ tương quan (correlative conjunctions): either/or, neither/nor, not only/but also và liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions): because, since, as, although, though, while, whereas.
Đối với thán từ thì chỉ cần nhớ được một số từ như: oh, wow, ah...
Các tuần tiếp theo – Ôn tập và thực hành bài tập
Đây là khoảng thời gian dành cho ôn tập, việc ôn luyện thường xuyên các chủ đề đã học sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức và vận dụng chúng một cách hợp lý.
Tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng Anh trình độ trung cấp (Intermediate grammar): từ 1 đến 2 tháng
Cấu trúc câu và mệnh đề
Tuần đầu tiên – Câu điều kiện (Conditional Sentences)
Học và tìm hiểu các loại câu điều kiện loại 1,2 và 3. Cách sử dụng chúng trong các trường hợp khác nhau và các trường hợp đặc biệt của chúng.
Tuần thứ 2 – Câu tường thuật (Reported Speech)
Tìm hiểu cách tường thuật lại những gì người khác đã nói và những thay đổi xảy ra trong thì của động từ, đại từ và các cấu trúc ngữ pháp khác ở 3 loại câu tường thuật cơ bản: tường thuật câu hỏi, tường thuật câu hỏi, tường thuật câu mệnh lệnh.
Tuần thứ 3 – Câu bị động (Passive Voice)
Học và hiểu cấu trúc hình thành của câu bị động. Bên cạnh đó là nắm được các thì, các dạng khác nhau của nó.
Tuần thứ 4 – Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)
Tìm hiểu cách hình thành và sử dụng mệnh đề quan hệ để bổ sung thông tin cho câu. Nhận biết và ứng dụng được các loại mệnh đề quan hệ khác nhau.
Những tuần còn lại – Ôn tập
Sau khi học hết những loại câu, mệnh đề cần thiết. Thời gian còn lại, các bạn nên luyện tập chúng thật nhuần nhuyễn. Ngoài ra các bạn còn có thể tìm hiểu những trường hợp đặc biệt hơn cho các loại câu, mệnh đề đã nói ở trên để nâng cao kiến thức của bản thân mình.
Tổng hợp kiến thức ngữ pháp tiếng Anh trình độ nâng cao (Advanced Grammar): từ 8 đến 11 tháng
Phần 1 - Tìm hiểu về các từ loại
Sau khi đã hiểu rõ các từ loại từ ở phần học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, sau đây chúng ta sẽ đi đến phiên bản nâng cao hơn của các từ loại đã được học.
Tuần thứ nhất – Cụm danh từ
Cụm danh từ (noun phrase) là gì?
Cấu trúc một cụm danh từ
Vai trò cụm danh từ trong một câu văn và tư duy cụm danh từ trong Writing - Speaking
Tuần thứ 2 – Cụm động từ (Phrasal Verb)
Hiểu và nắm vững cấu trúc, ý nghĩa của các cụm động từ phổ biến trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, người học phải cần luyện tập hằng ngày để có thể ghi nhớ và vận dụng chúng một cách chính xác nhất.
Tuần thứ 3 – Tính từ ghép (compound adjectives)
Học, hiểu rõ khái niệm, cấu trúc của tính từ ghép trong tiếng Anh.
Thực hành và làm bài tập về tính từ ghép.
Tuần thứ 4 - Các dạng so sánh của trạng từ và tính từ
Nắm vững lý thuyết tính từ ngắn & tính từ dài, trạng từ ngắn & trạng từ dài và cách sử dụng chúng trong các phép so sánh (so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh bằng, so sánh kép…).
Ôn luyện và thực hành vận dụng các dạng so sánh đã học.
Tuần thứ 5 và 6 – Ôn tập và làm bài tập thực hành
Ôn lại những kiến thức đã học từ phần kiến thức cơ bản cho đến nâng cao và làm bài tập thực hành để chuẩn bị cho phần học tiếp theo.
Phần 2 – Học về các loại thì
Tuần thứ nhất - Thì hiện tại đơn (Present Simple)
Học và nắm được cấu trúc của thì cơ bản nhất trong tiếng Anh để có nền tảng cho các bước tiếp theo.
[S-Chủ ngữ] + [V-động từ nguyên mẫu] + "s/es" (nếu chủ ngữ là đại từ số ít hoặc danh từ số ít được đếm được)
Ôn luyện bài tập của thì hiện tại đơn
Tuần thứ 2 - Thì quá khứ đơn (Past Simple)
Tìm hiểu nắm được cách thì quá khứ đơn được tạo thành. Đồng thời học các động từ bất quy tắc cũng như cách chuyển đổi động từ sang thì quá khứ.
Ôn và làm bài tập thì quá khứ đơn
Tuần thứ 3 - Thì tương lai đơn (Future Simple)
Học cách sử dụng động từ tương lai đơn: Động từ tương lai đơn được tạo thành bằng cách thêm "will" hoặc "shall" vào trước động từ nguyên mẫu.
Ôn luyện bài tập của thì tương lai đơn.
Các loại thì tiếp diễn (Continuous Tenses)
Tuần thứ 4 - Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
Hiểu và nắm được cách tạo thành thì hiện tại tiếp diễn, ghi nhớ quy tắc chuyển động từ sang V+ing của thì hiện tại tiếp diễn.
Ôn và làm bài tập thì hiện tại tiếp diễn
Tuần thứ 5 - Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
Tương tự như hiện tại tiếp diễn, bạn cũng phải cần hiểu được cấu trúc, cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong từng hoàn cảnh.
Luyện các bài tập về thì quá khứ tiếp diễn để nâng cao kiến thức.
Tuần thứ 6 - Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous)
Tìm hiểu cấu trúc, dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn.
Ôn và làm bài tập thì tương lai tiếp diễn
Các loại thì hoàn thành
Tuần thứ 7 - Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect)
Học cấu trúc và dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành. Đồng thời, nắm được cách chuyển động từ sang thì hiện tại hoàn thành và các động từ bất quy tắc một cách đúng đắn.
Luyện các bài tập của thì hiện tại hoàn thành.
Tuần thứ 8 - Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous)
Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc, cách sử dụng của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Ôn và làm bài tập về thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Tuần thứ 9 - Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
Tìm hiểu cấu trúc, cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành với các dấu hiệu nhận biết cũng như các trường hợp đặc biệt cần sử dụng thì quá khứ hoàn thành
Ôn và làm bài tập về thì quá khứ hoàn thành
Tuần thứ 10 - Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous)
Nắm được cấu tạo của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng chúng trong câu.
Luyện tập các dạng bài của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Tuần thứ 11 - Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect)
Học cấu trúc, khái niệm và dấu hiệu nhận biết của thì tương lai hoàn thành trong các ngữ cảnh khác nhau.
Ôn và làm bài tập về thì tương lai hoàn thành.
Tuần thứ 12 và 13 - Ôn tập và thực hành
Sau khi đã nắm được các thì trong tiếng Anh, đây là thời gian để các bạn luyện tập, ứng dụng chúng trong các câu, các bài viết để nâng cao sự hiểu biết của mình.
Phần 3 - Học về các cấu trúc câu quan trọng
Tuần thứ nhất - Câu giả định (Subjunctive sentences)
Hiếu khái niệm, cách sử câu giả định trong các cấu trúc Wish (ước), Would rather (thay vì)…
Luyện tập các dạng bài tập của câu giả định.
Tuần thứ 2 - Câu hỏi đuôi (Tag question)
Học khái niệm câu hỏi đuôi là gì? Bên cạnh đó là cấu trúc, cách sử dụng câu hỏi đuôi và các trường hợp đặc biệt của chúng.
Ôn luyện các dạng bài tập câu hỏi đuôi.
Tuần thứ 3 - Cấu trúc đảo ngữ (Inversion)
Cấu trúc đảo ngữ thường xuất hiện nhiều trong văn viết, đặc biệt là các văn bản mang tính trang trọng như bài luận, bài báo, tác phẩm văn học. Do đó người học cần phải hiểu, nắm được cách sử chúng một cách hợp lý.
Luyện tập các dạng bài có cấu trúc đảo ngữ.
Tuần thứ 4 - Cấu trúc used to, be used to, get used to
Học khái niệm và cách sử dụng chúng trong từng trường hợp. Đồng thời, nắm được cách chuyển đổi động từ theo các cấu trúc trên.
Làm bài tập liên quan.
Tuần thứ 5 - Cấu trúc enough to và too to
Tìm hiểu khái niệm, cách sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó là luyện tập hằng ngày để nắm vững kiến thức.
Tuần thứ 6 - Cấu trúc had better
Nắm khái niệm, cách sử dụng cấu trúc had better phủ định, nghi vấn và khẳng định. Thấy được sự giống và khác nhau giữa cấu trúc had better và would rather.
Ôn và luyện tập các dạng bài tập liên quan đến had better.
Các tuần còn lại: Ôn tập
Khi đã có được lượng kiến thức về ngữ pháp, người học nên dành ra một khoảng thời gian để ôn tập và rèn luyện để có thể sử dụng chúng một cách thuần thục mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Lưu ý khi bắt đầu lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh
Xác định mục tiêu của mình
Bạn nên xác định mục tiêu của mình để có thể học ngữ pháp một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn cần tiếng Anh để giao tiếp hàng ngày, hãy tập trung vào các cấu trúc câu đơn giản và các từ vựng thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu cần sử dụng để viết sách, luận văn thì nên tập trung vào những cấu trúc phức tạp, mang tính học thuật.
Tập trung vào việc luyện tập
Không chỉ đọc và học ngữ pháp mà bạn cần luyện tập để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của mình. Thực hành bằng cách viết, đọc và nói tiếng Anh để có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Tìm kiếm tài liệu phù hợp
Bạn nên tìm kiếm tài liệu phù hợp với trình độ của mình, có thể là sách giáo khoa, sách hướng dẫn hoặc các tài liệu trực tuyến để học ngữ pháp tiếng Anh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, người học cần nên tránh sử dụng những tài liệu không rõ nguồn gốc, chưa có bản quyền,.. Vì chúng có thể đưa đến những thông tin sai lệch, không chính thống.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Các công cụ hỗ trợ như từ điển, phần mềm tra cứu ngữ pháp, trình phát âm như: Grammarly, Elsa Speak,..sẽ giúp bạn cải thiện khả năng sử dụng ngữ pháp tiếng Anh của mình. Hãy sử dụng các công cụ này một cách thông minh để tăng cường khả năng học của bạn.
Sử dụng sơ đồ câu (Diagram Sentence)
Sơ đồ câu (sentence diagram) là một công cụ hữu ích trong việc học ngữ pháp tiếng Anh. Đây là một phương pháp trực quan hóa câu văn bằng cách phân tích và hiển thị cấu trúc câu dưới dạng biểu đồ hình thang hoặc cây. Việc sử dụng sơ đồ câu giúp cho bạn có thể thấy được cách các từ trong câu văn được sắp xếp và tương tác với nhau. Điều này làm cho người học dễ dàng hình dung và hiểu được các khái niệm ngữ pháp cơ bản như các loại từ loại, cấu trúc câu, mối quan hệ giữa các từ trong câu...
Bạn không cần phải biết tất cả
Đừng lo lắng quá nhiều về việc phạm phải lỗi: Hãy nhớ rằng học ngữ pháp tiếng Anh là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực. Không ai hoàn hảo, vì vậy đừng quá lo lắng về việc phạm phải lỗi mà hãy tập trung vào việc học và cải thiện hàng ngày.
Tóm tắt
Tài liệu tham khảo
“ Từ điển Anh, Bản dịch và Từ điển từ loại, Từ điển Cambridge”. Từ điển Cambridge, https://dictionary.cambridge.org/. Truy cập ngày 25 Tháng Ba, 2023.
“Tìm kiếm Định nghĩa, Bản dịch và Giải thích Ngữ pháp tại Từ điển Người học Oxford”, Từ điển Người học Oxford, https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/. Truy cập ngày 25 Tháng Ba, 2023.