Key takeaways |
---|
|
Tổng quan về bài thi TOEIC
Tổng quát về TOEIC
TOEIC (hay Test of English for International Communication) là chứng chỉ tiếng Anh cung cấp cho các đối tượng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai để sử dụng vào môi trường giao tiếp quốc tế.
Bài thi gồm 200 câu hỏi thuộc hai kỹ năng: nghe và đọc với thời gian làm bài là 120 phút.
Cấu trúc của kỳ thi
Trong 120 phút làm bài, phần nghe sẽ chiếm 45 phút và 75 phút còn lại sẽ dành cho phần đọc.
Phần nghe - Phần Lắng Nghe
Đánh giá trình độ nghe hiểu ngôn ngữ nói tiếng Anh, bao gồm 100 câu hỏi với 4 phần trong thời gian 45 phút.
Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
Phần 1: Mô tả tranh (6 câu). Thí sinh sẽ nghe lần lượt 4 câu miêu tả A, B, C, D, sau đó chọn một đáp án mô tả chính xác nhất nội dung có trong tranh. Các tranh trong phần 1 được chia thành 2 loại chính:
Tranh với con người làm trọng tâm
Tranh với vật/ cảnh vật làm trọng tâm
Phần 2: Hỏi - đáp (25 câu). Thí sinh sẽ nghe một câu hỏi hoặc một câu phát biểu, sau đó chọn một câu phản hồi phù hợp nhất trong 3 phương án A, B, C. Các dạng câu hỏi chính ở phần 2 bao gồm:
Câu hỏi thông tin
Câu hỏi YES/NO
Câu hỏi đuôi
Câu hỏi lựa chọn “or”
Các dạng câu đặc biệt (mời mọc, đề xuất ý kiến, yêu cầu, đề nghị, hỏi về trải nghiệm)
Phát biểu khẳng định
Phần 3: Hội thoại (39 câu - 13 đoạn hội thoại). Thí sinh sẽ nghe các đoạn hội thoại ngắn giữa 2 hoặc 3 người, sau đó dựa vào thông tin nghe được để chọn câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi. Mỗi đoạn hội thoại gồm 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án A, B, C, D. Các dạng câu hỏi chính trong phần 3 gồm:
Câu hỏi thông tin tổng quát
Câu hỏi thông tin chi tiết
Câu hỏi ngụ ý
Câu hỏi liên quan bảng biểu, biểu đồ
Phần 4: Độc thoại (30 câu - 10 đoạn độc thoại). Thí sinh sẽ nghe các bài nói ngắn độc thoại, sau đó dựa vào thông tin nghe được để chọn câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi. Mỗi đoạn hội thoại gồm 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án A, B, C, D. Các dạng câu hỏi chính trong phần 4 gồm:
Câu hỏi thông tin tổng quát
Câu hỏi thông tin chi tiết
Câu hỏi ngụ ý
Câu hỏi liên quan bảng biểu, biểu đồ
Phần đọc - Phần Đọc
Phần 5: Trắc nghiệm điền vào chỗ trống (30 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án lựa chọn A, B, C, D, thí sinh xác định từ/cụm còn thiếu phù hợp để điền vào chỗ trống. Các dạng câu hỏi chính trong phần 5:
Từ vựng
Ngữ pháp
Từ loại
Thì động từ
Dạng động từ
Giới từ
Liên từ
Đại từ quan hệ
Câu so sánh, điều kiện
Phần 6: Trắc nghiệm điền vào chỗ trống (16 câu - 4 đoạn văn bản). Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án lựa chọn A, B, C, D, thí sinh xác định từ/cụm/câu còn thiếu phù hợp để điền vào chỗ trống. Các dạng câu hỏi chính trong phần 6:
Từ vựng
Ngữ pháp
Từ loại
Thì động từ
Dạng động từ
Giới từ
Liên từ
Đại từ quan hệ
Câu so sánh, điều kiện
Điền một câu thích hợp vào chỗ trống
Phần 7: Đọc hiểu (54 câu). Thí sinh đọc hiểu các đoạn văn bản được cung cấp để trả lời các câu hỏi bên dưới. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 phương án A, B, C, D, thí sinh cần chọn phương án phù hợp nhất cho từng câu hỏi. Phần 7 bao gồm các dạng câu hỏi chính:
Câu hỏi thông tin tổng quát
Câu hỏi thông tin chi tiết
Câu hỏi thông tin (không) được đề cập
Câu hỏi về từ đồng nghĩa
Câu hỏi yêu cầu điền một câu vào chỗ trống
Xác định mục tiêu và kế hoạch học TOEIC phù hợp
Tuy nhiên, trước khi đặt ra mục tiêu cho lộ trình học TOEIC của mình, người học cần biết được cách tính điểm của bài thi, cũng như cần biết được năng lực ngôn ngữ hiện tại của bản thân.
Bài thi TOEIC đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học dựa trên thang điểm từ 10-990, với số điểm tối đa của mỗi kỹ năng nghe và đọc là 495 điểm. Điểm số của bài thi sẽ được quy đổi từ số câu đúng (trên 100 câu) của từng phần và không bị trừ điểm ở những câu trả lời sai.
Mỗi bài thi sẽ có bảng quy đổi điểm khác nhau, được phát hành bởi tổ chức ra đề thi ETS, và những bảng quy đổi điểm được tìm thấy hầu như chỉ mang tính chất tham khảo.
Dù vậy, người học cũng cần một nguồn tham khảo đáng tin cậy để có thể đánh giá quá trình luyện tập của mình. Dưới đây là bảng quy đổi điểm TOEIC do nhà xuất bản Oxford phát hành, với toàn bộ nội dung đều được ETS, tổ chức ra đề thi TOEIC, chứng nhận:
BẢNG QUY ĐỔI ĐIỂM TOEIC
Listening Raw Score | Listening Scaled Score | Reading Raw Score | Reading Scaled Score |
---|---|---|---|
96-100 | 495 | 96-100 | 470-495 |
91-95 | 450-495 | 91-95 |
430-475 |
86-90 | 415-475 | 86-90 | 405-440 |
81-85 | 370-450 | 81-85 | 375-420 |
76-80 | 340-420 | 76-80 | 350-395 |
71-75 | 315-390 | 71-75 | 325-380 |
66-70 | 285-360 | 66-70 | 295-350 |
61-65 | 255-330 | 61-65 | 265-325 |
56-60 | 230-305 | 56-60 | 235-295 |
51-55 | 205-275 | 51-55 | 205-270 |
46-50 | 175-245 | 46-50 | 170-235 |
41-45 | 150-220 | 41-45 | 140-205 |
36-40 | 125-185 | 36-40 | 110-175 |
31-35 | 100-155 | 31-35 | 90-145 |
26-30 | 85-120 | 26-30 | 70-120 |
21-25 | 75-100 | 21-25 | 60-90 |
16-20 | 55-80 | 16-20 | 45-70 |
11-15 | 35-65 | 11-15 | 35-55 |
6-10 | 25-40 | 6-10 | 20-40 |
1-5 | 10-30 | 1-5 | 10-20 |
0 | 0 | 0 | 5 |
Kế hoạch ôn luyện TOEIC cho người mới bắt đầu từ con số 0
Lộ trình học TOEIC cho mức điểm 0-350
Đây là giai đoạn đầu tiên dành cho người học muốn bắt đầu từ con số 0 và mới làm quen với dạng đề của bài thi TOEIC. Nói cách khác, lộ trình học TOEIC với mục tiêu 350 điểm là giai đoạn nền tảng vì người học cần xây dựng một nền tảng kiến thức về ngữ pháp và từ vựng thật vững chắc.
Ở giai đoạn này, việc tiếp xúc và thực hành các điểm ngữ pháp căn bản là một phần thiết yếu của lộ trình.
Thời gian ôn luyện: 6-7 tháng.
Mục tiêu cần đạt:
Ngữ pháp:
_ Hiểu rõ và nắm bắt được cách dùng, cấu trúc và dấu hiệu nhận biết của 6 thì căn bản trong tiếng Anh
Thì hiện tại đơn (present simple)
Thì quá khứ đơn (past simple)
Thì tương lai đơn (future simple)
Thì hiện tại tiếp diễn (present continuous)
Thì quá khứ tiếp diễn (past continuous)
Thì tương lai tiếp diễn (future continuous)
_ Ghi nhớ và vận dụng chính xác các động từ có quy tắc và bất quy tắc trong các cấu trúc thì.
_ Làm quen với các dạng của động từ như:
Động từ nguyên mẫu có “to”
Động từ nguyên mẫu không có “to"
Danh động từ
Phân từ
_ Nắm rõ các cấu trúc cơ bản của câu bị động (passive voice)
_ Câu điều kiện (conditionals)
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 3
_ Mệnh đề quan hệ (relative clause)
_ Kiến thức ngữ pháp về giới từ, bao gồm các giới từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, giới từ chỉ mục đích.
_ Kiến thức ngữ pháp về liên từ và phân biệt giới từ và liên từ .
_ Kiến thức ngữ pháp về các dạng thức so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất.
Từ vựng:
Nhận biết và nắm vững cách sử dụng của 4 từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) trong một câu. Tìm hiểu về dạng thức của các loại từ, vai trò và vị trí, cũng như dấu hiệu để xác định các loại từ trong câu.
Ghi chép và vận dụng các từ vựng thông dụng trong tiếng Anh (từ vựng trình độ A1-A2). Người học có thể rút kết các nhóm từ vựng thuộc các chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày từ phần đọc của bài thi TOEIC (có thể lấy từ sách ETS 2020-2022) (Ví dụ : Chủ đề mua sắm, thuê nhà, tuyển dụng, ….) đồng thời tra cứu và ghi nhớ thêm các họ từ liên quan, các giới từ đi kèm cũng như ý nghĩa của chúng.
Tìm kiếm và nắm vững ý nghĩa và cách sử dụng các liên từ (however, thus, but,..) cũng như đặc điểm ngữ pháp của chúng trong câu.
Kỹ năng nghe:
_ Tập làm quen với việc nghe bằng cách luyện tập với những bài nghe có tốc độ đọc vừa phải, có phụ đề, giọng đọc rõ ràng.
_ Chủ yếu ôn luyện phần 1 và phần 2 của phần nghe của bài thi TOEIC vì đây là hai phần tương đối dễ của bài thi.
Đối với phần 1, tìm hiểu về cấu trúc đề thi. Tham khảo các nguồn tài liệu để tìm hiểu về các dạng tranh (tranh với người làm trọng tâm và tranh với vật/cảnh vật làm trọng tâm). Phân tích cấu trúc ngữ pháp (các thì thường được sử dụng để miêu tả hành động của con người, các thì cũng như các cấu trúc miêu tả vị trí và trạng thái của vật). Ngoài ra, cần bổ sung nhóm từ vựng sử dụng phổ biến để miêu tả tranh (từ vựng miêu tả hành động của người, danh từ chỉ đồ vật và từ vựng dùng để miêu tả vị trí, trạng thái của vật).
Đối với phần 2, tìm hiểu về cấu trúc đề thi. Luyện tập nhận biết các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong phần 2 và cách trả lời tương ứng cho từng dạng câu hỏi, bao gồm: câu hỏi thông tin (who/whom/whose, what/which, when/where, why, how), câu hỏi YES/NO, câu hỏi đuôi, câu hỏi lựa chọn “or”, các dạng câu đặc biệt (mời mọc, đề xuất ý kiến, yêu cầu, đề nghị, hỏi về trải nghiệm), phát biểu khẳng định.
Kỹ năng đọc:
Học và luyện tập các kiến thức về ngữ pháp và từ vựng.
Làm quen với các dạng bài của phần 5 và phần 6 của TOEIC Reading qua việc làm các đề mẫu, đề minh họa. Tập trung tìm hiểu và xử lý các dạng câu hỏi về từ loại, thì động từ , giới từ và câu hỏi về dạng động từ vì đây là các dạng câu hỏi chiếm số câu nhiều nhất trong phần 5 và 6.
Với phần 7, làm quen với các dạng bài đọc thường thấy trong bài thi cũng như cách xác định thông tin câu hỏi. Ví dụ: dạng thư từ (letter, email), quảng cáo (Advertisements), tin nhắn (messages), bài báo (article) ,thông báo (notice).
Lộ trình học TOEIC cho khoảng điểm 350-550
Đây là mức điểm mà nhiều trường đại học và đơn vị tuyển dụng yêu cầu ở sinh viên và ứng viên. Ở lộ trình học TOEIC với mục tiêu luyện thi TOEIC 550 điểm, ngoài việc nắm vững những kiến thức nền tảng đã nêu trên, người học cần làm quen với những yêu cầu về ngữ pháp và từ vựng cao hơn trong lộ trình này.
Thời gian ôn luyện: 5-6 tháng.
Mục tiêu cần đạt:
Ngữ pháp:
_ Củng cố lại kiến thức cũ về các thì cơ bản và bổ sung hiểu biết về các dạng thì phức tạp hơn:
Thì hiện tại hoàn thành (present perfect)
Thì quá khứ hoàn thành (past perfect)
Thì tương lai hoàn thành (future perfect)
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (present perfect continuous)
_ Biết cách chuyển đổi giữa câu trực tiếp về câu gián tiếp và ngược lại.
_ Về mệnh đề quan hệ, biết được trường hợp bắt buộc dùng “that” và cách rút gọn mệnh đề quan hệ.
_ Kiến thức ngữ pháp về giới từ, bao gồm các giới từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, giới từ chỉ mục đích.
_ Kiến thức ngữ pháp về các dạng thức so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất.
Từ vựng:
_ Bên cạnh việc học thêm những từ vựng mới, người học cần tìm hiểu thêm nghĩa và cách dùng của các collocation thông dụng trong tiếng Anh.
_ Đọc và trích nghĩa của các cụm động từ (phrasal verb) cũng như các biến thể của nó trong các bài đọc của đề thi TOEIC.
_ Học các từ vựng theo chủ đề và tích cực vận dụng từ ngữ.
Chủ đề công việc (marketing, office, training, business planning,…)
Chủ đề mua sắm (warranty, shipping, invoice, promotion,…)
Chủ đề cuộc sống hàng ngày (eating out, movies, hotels, car rental,…)
Kỹ năng nghe:
Luyện tập thành thạo và giữ mức điểm cao với phần 1 và 2. Tập nhận biết các dạng câu hỏi và cách trả lời gián tiếp (bẫy) trong part 2 để tối đa số điểm.
Luyện tập nghe phần 3 và 4 (đoạn hội thoại ngắn). Tìm hiểu về cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề, bao gồm: câu hỏi thông tin tổng quát, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi về hành động tiếp theo, câu hỏi ngụ ý, câu hỏi ý kiến người thứ ba, và câu hỏi liên quan bảng biểu/ sơ đồ.
Người học cần làm quen với cách xử lý đối với từng dạng câu hỏi. Tìm hiểu và luyện tập kĩ năng paraphasing (nhận biết cách diễn đạt tương đương).
Luyện tập khả năng nghe và scan (đọc lướt) câu hỏi cho phần 3 và 4. Tập xác định thông tin chính của câu hỏi cũng như các lựa chọn đề đưa ra cùng lúc với việc nhận biết thông tin câu trả lời trong bài nghe. Nâng cao khả năng nắm bắt từ khoá và thông tin chính trong những bài nghe dài.
Luyện tập khả năng tập trung nghe trong thời gian dài.
Kỹ năng đọc:
Kết hợp ôn luyện và luyện tập các kiến thức đã học.
Tiếp tục ôn luyện phần 5 và 6, tìm hiểu và thực hành xử lý các dạng câu hỏi khác như: câu hỏi về giới từ, liên từ, đại từ quan hệ. Để có thể xử lý các dạng câu hỏi này, người học cần nắm vững vai trò, vị trí, cũng như ngữ nghĩa của các giới từ, liên từ, đại từ quan hệ. Tối ưu hoá số điểm cho hai phần đầu tiên bằng cách làm quen với các dạng câu hỏi cùng với các dạng bẫy cho từng loại (bẫy về từ loại, bẫy về từ vựng,…).
Luyện tập các bước làm bài cho mỗi loại câu hỏi . Xác định nhanh dạng câu và ngữ pháp của câu để có các bước làm bài phù hợp. Thời gian làm bài ước lượng cho phần 5 là khoảng 20-25 phút và 5-7 phút cho phần 6.
Luyện tập nhiều hơn với các bài đọc thuộc phần 7 bằng cách tập xử lý các dạng câu hỏi trong các văn bản đơn, bao gồm: câu hỏi thông tin tổng quát, câu hỏi chi tiết, câu hỏi về thông tin (không) được đề cập, câu hỏi ngụ ý. Tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng skimming (đọc lướt nắm thông tin chính), scanning (đọc để tìm thông tin chi tiết), paraphasing (nhận biết cách diễn đạt tương đương) để tăng khả năng xác định thông tin câu hỏi và các câu bẫy trong bài.
Luyện tập làm bài đọc TOEIC hoàn chỉnh để tăng tốc độ đọc và độ chính xác, đồng thời kết hợp cập nhật các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng mới trong bài.
Tìm hiểu thêm: lệ phí thi TOEIC.
Lộ trình học TOEIC cho phạm vi điểm số 550-750
Ở giai đoạn luyện thi TOEIC 750, đa phần thời gian sẽ dành cho việc luyện đề. Việc chọn ra một nguồn tài liệu ôn luyện chất lượng góp một phần không nhỏ vào việc có được một số điểm cao trong kì thi TOEIC.
Ngoài ra, người học cần tham khảo các mẹo làm bài để có thể đạt được điểm cao nhất trong thời gian quy định.
Người học không nên đặt nặng vấn đề phải giải thật nhiều đề thi thử mà quan trọng là ở mỗi đề thi, người học đã học hỏi được gì và rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân.
Thời gian ôn luyện: 3-4 tháng.
Mục tiêu cần đạt:
Ngữ pháp:
_ Nắm được các đặc điểm về vị trí, chức năng của từ loại và cách nhận biết từ loại, bao gồm: Danh từ, Đại từ, Động từ, Tính từ và Trạng từ.
_ Hiểu rõ các đặc điểm về vị trí và chức năng của từng dạng động từ, bao gồm: Động từ nguyên thể (To infinitive), Danh động từ (Gerund) và Phân từ (Participle)..
_ Nắm được các dấu hiệu nhận biết, đặc điểm về cách sử dụng, cấu trúc của các thì, bao gồm:
Các thì hiện tại: đơn – tiếp diễn – hoàn thành
Các thì quá khứ: đơn – tiếp diễn – hoàn thành
Thì tương lai: đơn – tiếp diễn – hoàn thành, thì tương lai với “will" và "be going to"
_ Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về thể câu bị động, các cách diễn đạt dưới dạng bị động, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
_ Nắm được định nghĩa và các đặc điểm ngữ pháp về vị trí và cách sử dụng của giới từ và liên từ. Phân biệt giữa giới từ và liên từ.
_ Hiểu rõ đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng của mệnh đề quan hệ với các đại từ quan hệ (who, which, that, whom, whose) và trạng từ quan hệ (where, when, how, why)
_ Bổ sung kiến thức ngữ pháp về các dạng thức so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất.
_ Bổ sung kiến thức ngữ pháp về câu điều kiện loại 1, 2 và 3.
Từ vựng:
Ở giai đoạn này, người học chủ động tìm kiếm và học các từ vựng B1, B2 từ các tư liệu đọc hoặc nghe từ các đề ôn luyện TOEIC; có thể học những từ hoặc cụm đồng nghĩa của những từ vựng A1, A2.
Khi luyện tập giải đề ở phần 3 và 4 (listening) và phần 7 (reading), bên cạnh việc hiểu được nội dung chính của bài, người học cần lọc ra các từ vựng chưa biết để học thuộc. Một số phương án trong câu hỏi có cách diễn đạt tương đương với các từ/cụm từ/ câu trong bài, người học cần lưu ý và học thuộc các cách diễn đạt tương đương này để bổ sung từ vựng.
Kỹ năng nghe:
_ Luyện tập nghe các bài nghe thuộc part 1 đến part 3.
_ Luyện nghe part 4 của bài thi nghe, với các bước tương tự như phần 3. Đây được đánh giá là phần nghe khó nhất, vì vậy khi nghe cần đọc kĩ yêu cầu, gạch chân từ khóa và ghi lại những nội dung quan trọng trong bài nghe.
_ Bắt đầu giải đề nghe hoàn chỉnh và sửa đề theo các bước sau:
Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.
Bước 2: Kiểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.
Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.
Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.
Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.
Cần đặc biệt chú trọng việc thực hiện bước 3, 4, và 5 vì đây là các bước cực kì quan trọng để có thể cải thiện kĩ năng nghe.
Kỹ năng đọc:
_ Ôn luyện các kiến thức đã học ở phần 5 và 6, tìm hiểu và thực hành xử lý các dạng câu hỏi nâng cao khác như các câu hỏi với cấu trúc câu so sánh, câu điều kiện.
_ Luyện tập xử lý văn bản đôi và văn bản ba trong phần 7. Tìm hiểu cách xử lý dạng câu hỏi kết hợp đòi hỏi thí sinh phải kết hợp thông tin từ 2-3 văn bản để tìm được đáp án.
_ Luyện tập tổng hợp cả ba phần của kỹ năng đọc bằng cách giải đề thi đọc hoàn chỉnh, chú ý và sửa những lỗi sai của bản thân, học các mẹo quản lý thời gian và mẹo làm bài cho phần đọc của bài thi TOEIC. Dưới đây là các bước sửa đề hiệu quả cho phần thi đọc:
Bước 1: Làm bài trong 75 phút như khi thi thật.
Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.
Bước 3: Xem lại những câu làm sai, phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Bước 4: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.
Tương tự như ở kĩ năng nghe, cần đặc biệt chú trọng việc thực hiện bước 3 và 4 vì đây là các bước cực kì quan trọng để có thể cải thiện kĩ năng đọc.
Thông tin cần biết: Đăng ký thi TOEIC ở đâu?
Lộ trình học TOEIC cho đối tượng có điểm số từ 750-900 trở lên
Để đạt đến mục tiêu này thì người học đã cho thấy được khả năng vận dụng tiếng Anh thành thạo. Tuy nhiên, khi làm bài thi sẽ không tránh khỏi những sơ suất không đáng có.
Thế nên, với những độc giả muốn đạt mục tiêu của lộ trình học TOEIC 750 - 900+ này cần phải cẩn thận trong quá trình làm bài. Ngoài ra, người học cũng cần làm quen với môi trường làm bài như khi thi thật, tức là làm bài liên tục trong vòng 2 giờ (cho cả phần nghe và phần đọc). Lúc này, việc đánh giá kết quả cũng có tính chính xác cao hơn. Dưới đây là một số dạng câu hỏi khó mà người học nên lưu ý luyện tập để đạt được mục tiêu 990:
Phần nghe:
_ Phần 2: cần lưu ý và phân tích transcript để có thể hiểu rõ và làm đúng 2 dạng câu sau:
Câu hỏi có câu trả lời gián tiếp (thường rơi vào các câu từ 18-31): những câu này có đáp án không trả lời trực tiếp vào ý hỏi, nhưng lại liên quan đến nội dung được hỏi. Loại câu hỏi này đòi hỏi người học cần hiểu rõ dụng ý của người trả lời để tìm được đáp án.
Câu phát biểu (chiếm 3-4/25 câu): đây không phải là một câu hỏi nhưng cũng yêu cầu sự phản hồi từ người nghe. Câu phát biểu có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc/ý kiến, đưa ra lời cảnh báo, thực hiện một yêu cầu, hoặc kiểm tra thông tin. Các câu trả lời cũng có nhiều dạng, bao gồm Yes/No, đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến, câu hỏi vặn lại, câu đề xuất ý kiến hoặc cung cấp thông tin,… Vì vậy, người học cần nghe và hiểu được dụng ý của câu hỏi và những phương án để chọn được câu phản hồi phù hợp và tự nhiên nhất.
_ Phần 3 và 4: bên cạnh việc luyện tập để nghe hiểu và xử lý tốt các dạng câu hỏi tương đối dễ như câu hỏi thông tin tổng quát, câu hỏi thông tin chi tiết, người học cần đặt mục tiêu làm đúng các dạng câu hỏi sau:
Câu hỏi ngụ ý: Câu hỏi ngụ ý yêu cầu thí sinh phải tập trung vào một phần cụ thể của bài nghe và giải thích dụng ý của người nói khi nói một câu hoặc một cụm từ nhất định (phần được trích dẫn được nêu trong câu hỏi). Những câu hỏi này thường hỏi về dụng ý hoặc dự định của người nói. Đối với dạng câu hỏi này, thí sinh khó có thể xác định dụng ý hay ý định của người nói chỉ đơn giản bằng việc dịch độc lập câu thoại trích dẫn, mà bên cạnh đó cần liên kết nó với câu thoại trước và sau trong bài hội thoại nhằm nắm rõ ngữ cảnh trò chuyện.
Câu hỏi có bảng biểu/biểu đồ: 3-4 bài nói cuối cùng (trong mỗi phần 3 và 4) sẽ đi kèm với bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, lịch trình hoặc dạng đồ thị minh họa thông tin khác. Các câu hỏi thuộc dạng này được bắt đầu bằng cụm từ “Look at the graphic”. Khi gặp dạng câu hỏi này, người học cần đọc lướt nhanh qua bảng biểu/biểu đồ để nắm được nội dung mà nó thể hiện. Sau đó đọc kỹ câu hỏi để xác định thông tin đề bài yêu cầu và cũng là loại thông tin thí sinh cần nghe trong bài (Lưu ý các từ để hỏi Wh-). Cuối cùng, tập trung lắng nghe những từ khóa được thể hiện trên bảng biểu/biểu đồ, từ đó suy ra đáp án. Đối với dạng bài này, đoạn hội thoại thường KHÔNG đề cập trực tiếp đến các từ, cụm từ của đáp án mà thay vào đó là những thông tin gián tiếp có liên quan nằm trong bảng biểu/biểu đồ. Thí sinh kết hợp việc nghe và đối chiếu với các thông tin trong bảng biểu/biểu đồ đó để suy ra câu trả lời. Do vậy, nếu có bất kỳ một thông tin hoặc dữ liệu, con số nào xuất hiện trong bốn lựa chọn được nhắc đến trực tiếp trong bài nói thì thông thường sẽ đều là phương án bẫy để đánh lừa thí sinh.
Phần đọc:
_ Phần 5:
Một số câu hỏi về từ vựng đòi hỏi người học phải có lượng từ vựng tốt để xử lý, bao gồm câu hỏi với các phương án dễ nhầm lẫn vì: Đồng âm khác nghĩa (homophones), giống một phần âm nhưng khác nghĩa (experience -experiment/ prescription – subscription/ admit-permit/ accept - except), giống các tiền tố và hậu tố nhưng khác nghĩa (readable, comparable), hoặc nghĩa giống nhau nhưng cách sử dụng khác biệt (allow- let/ tell-say/ do-make…). Ngoài ra, người học cũng cần trang bị cho mình các kiến thức về cụm động-giới từ (phrasal verb) để xử lý dạng câu tương đối khó này. (VD: Các phrasal verbs của cùng 1 động từ “ take” gồm “take in”, “take out”, “take off”… đều mang các nghĩa khác nhau.)
Đối với câu hỏi ngữ pháp, trong cùng một dạng câu hỏi sẽ có các câu với mức độ dễ - khó khác nhau, người học cần đảm bảo nắm vững tất cả các kiến thức ngữ pháp để có thể đạt mức điểm tối đa. Dưới đây là một số dạng câu hỏi khó cần lưu ý:
Từ loại: đáp án và phương án bẫy cùng một loại từ (VD: cùng là danh từ). Sau khi dựa vào các đặc điểm về ngữ pháp để xác định vị trí cần điền là một danh từ, người học cần dựa vào nghĩa để chọn một danh từ có nghĩa phù hợp nhất trong câu hỏi để làm đáp án. Vì vậy, dạng câu này không chỉ đòi hỏi người học nắm vững cấu trúc ngữ pháp mà còn hiểu rõ nghĩa của các phương án.
Thì động từ: câu khó thường không có dấu hiệu về thời gian rõ ràng, người học cần dựa vào chức năng, tính chất của thì để xác định. Khi đó, người học cần hiểu nghĩa cũng như ngữ cảnh của câu. Ví dụ, nếu nội dung của câu là một lời hứa hẹn, thì câu được chia ở thì tương lai đơn. Ngoài ra, một số câu còn yêu cầu người học chia thể chủ động/bị động của động từ trong câu. Vì vậy, người học cần lưu ý thêm về vấn đề này khi chọn đáp án.
Dạng động từ: dạng câu hỏi khó có thể yêu cầu người học chọn phân từ phù hợp để điền vào câu rút gọn. Đặc điểm của câu này là có 2 mệnh đề nhưng cùng một chủ ngữ, đề bài sẽ rút gọn 1 chủ ngữ và yêu cầu người học chọn phân từ. Người học cần nắm rõ kiến thức ngữ pháp này để xử lý. Ngoài ra, một số câu còn yêu cầu người học chia thể chủ động/bị động của động từ trong câu. Vì vậy, người học cần lưu ý thêm về vấn đề này khi chọn đáp án.
Câu về giới từ và liên từ: dạng câu khó thường yêu cầu người học phân biệt giữa 2 loại từ này để chọn đáp án. Người học cần nắm rõ định nghĩa và các đặc điểm ngữ pháp về vị trí và cách sử dụng của giới từ và liên từ và biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này.
Đại từ quan hệ: dù hầu hết các câu hỏi về đại từ thường sử dụng mệnh đề quan hệ, tuy nhiên, một số câu hỏi khó yêu cầu người học chọn đại từ trong mệnh đề danh từ. Vì vậy, người học cũng cần trang bị kiến thức về mệnh đề danh từ.
Các cấu trúc câu so sánh, câu điều kiện có thể xem là câu hỏi khó vì đây không phải là chuyên đề ngữ pháp quen thuộc với một số thí sinh. Tuy nhiên, nếu thí sinh tìm hiểu về cấu trúc và cách sử dụng, cũng như luyện tập làm bài với các dạng câu đặc biệt này, việc xử lý các câu hỏi liên quan sẽ trở nên dễ dàng hơn.
_ Phần 6: phần này có nội dung khá tương đồng với phần 5, cũng bao gồm các câu hỏi về ngữ pháp và từ vựng với các mức độ dễ-khó khác nhau. Tuy nhiên, người học cũng cần lưu ý dạng câu hỏi “Điền câu thích hợp vào chỗ trống” vì đây là dạng câu khó của phần 6. Người học cần phải hiểu rõ tình huống ngữ cảnh xung quanh chỗ trống, hiểu rõ ý nghĩa câu phía trước và câu phía sau chỗ trống để điền một câu phù hợp sao cho nối tiếp mạch văn ở câu trước và câu sau. Để làm được dạng câu này, bên cạnh việc có lượng từ vựng tốt, người học cần có kĩ năng liên kết thông tin giữa các câu sao cho phù hợp.
_ Phần 7: dạng câu khó thường rơi vào các đoạn văn bản là bài báo với lối viết hoa mỹ, sử dụng nhiều từ vựng chuyên ngành. Ngoài ra, những dạng câu hỏi yêu cầu kết hợp thông tin giữa nhiều văn bản cũng là dạng câu hỏi khó đối với thí sinh. Dạng câu này thường tiêu tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi thí sinh có từ vựng tốt và phải có suy nghĩ logic để kết nối thông tin nhiều đoạn.
Một số tài liệu luyện đề và độ khó so với đề thi thật:
Bộ sách ETS các năm 2020-2022: Mỗi sách gồm 10 đề thi (riêng ETS 2021 có 5 đề thi), có độ khó tương đương hoặc dễ hơn một chút so với đề thi thực tế. Sách sử dụng từ vựng phổ biến, quen thuộc và độ dài phần thi đọc ngắn hơn so với đề thi thật.
Bộ sách HACKERS 2 và 3: Mỗi sách gồm 10 đề thi, mức độ khó tương đương đề thi thật. Sách sử dụng trường từ vựng đa dạng, nhiều từ chuyên ngành, độ dài phần thi đọc tương đương hoặc ngắn hơn đề thi thật một chút.
TOEIC Practice Tests Plus 2023: Được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn của Anh ngữ Mytour, sách bao gồm 5 đề thi TOEIC được thiết kế theo format mới nhất và theo xu hướng ra đề của năm 2023. Đầu sách cập nhật các dạng câu hỏi khó và các phương án bẫy có xu hướng tăng dần trong đề thực tế. Độ dài các phần thi tương đương đề thi thực tế.Kiểm tra sự tiến bộ và ghi nhận các lỗi sai
Qua việc thực hành bài tập và ghi nhận những câu trả lời sai mỗi khi làm bài, học viên sẽ nhận biết được những phần kiến thức nào mình còn thiếu sót, từ đó sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi gặp phải các vấn đề tương tự.
Biết cách quản lý thời gian hiệu quả
Trong mỗi lần ôn tập, người học cần ghi lại thời gian hoàn thành từng phần để từ đó có thể lập kế hoạch phân chia thời gian hợp lý khi tham gia thi.
Kiểm tra bài trước khi gửi đi
Việc kiểm tra lại bài là rất quan trọng để phát hiện lỗi, nhằm tránh tình trạng mất điểm do những sai sót không cẩn thận.