Ở bài viết trước, người học đã được gợi ý lộ trình tham khảo để cải thiện điểm từ 350 lên 550 trong vòng 1 tháng. Vậy đối với những người học có nhu cầu đạt mục tiêu 750 thì sao? Với điểm số TOEIC từ 750, người học đã có thể tự tin ứng tuyển vào môi trường làm việc quốc tế hoặc đáp ứng được chuẩn đầu ra của nhiều trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả sẽ gợi ý cho người học lộ trình học toeic 750 trong vòng 1 tháng.
Xác định điểm mạnh/yếu và mục tiêu dựa vào bảng mô tả thang điểm
Điểm mạnh | Điểm yếu | |
Phần nghe | Có thể suy ra ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các cuộc trao đổi ngắn, đặc biệt là khi từ vựng không khó. Có thể hiểu ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của bài nói mở rộng khi thông tin này được lặp lại hoặc được diễn giải (paraphrased). Có thể hiểu chi tiết trong các cuộc trao đổi ngắn khi sử dụng từ vựng ở mức độ dễ hoặc trung bình. Có thể hiểu chi tiết trong bài nói mở rộng khi thông tin được lặp lại và khi thông tin được yêu cầu xuất hiện ở phần đầu hoặc cuối bài nói. Có thể hiểu chi tiết khi thông tin được diễn giải (paraphrased) một chút. | Gặp khó khăn trong việc hiểu ý chính, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các cuộc trao đổi ngắn khi các câu trả lời gián tiếp hoặc khó đoán, hoặc khi từ vựng khó. Không hiểu ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của bài nói mở rộng khi cần kết nối thông tin trong bài nói hoặc khi sử dụng từ vựng khó. Không hiểu chi tiết trong các cuộc trao đổi ngắn khi ngôn ngữ phức tạp về mặt cú pháp hoặc khi sử dụng từ vựng khó, thường không hiểu các chi tiết bao gồm cấu trúc câu phủ định. Không hiểu chi tiết trong bài nói mở rộng khi cần kết nối thông tin trên toàn bài nói hoặc khi thông tin không được lặp lại. Không hiểu hầu hết thông tin diễn giải (thông tin khi được paraphrased) hoặc cấu trúc ngữ pháp khó. |
Phần đọc | Có thể đưa ra những suy luận đơn giản dựa trên một lượng văn bản hạn chế. Có thể tìm câu trả lời chính xác cho một câu hỏi khi ngôn ngữ của văn bản khớp với thông tin được yêu cầu. Đôi khi có thể trả lời một câu hỏi khi câu trả lời là phần diễn giải đơn giản (phần được paraphrased) của thông tin trong văn bản. Đôi khi có thể kết nối thông tin trong vòng một hoặc hai câu. Có thể hiểu những từ vựng dễ, và đôi khi có thể hiểu những từ vựng ở mức độ trung bình. Có có thể hiểu các cấu trúc ngữ pháp phổ biến, dựa trên quy tắc. Có thể đưa ra các lựa chọn đúng ngữ pháp, ngay cả khi có các đặc điểm khác của ngôn ngữ, chẳng hạn như từ vựng khó hoặc nhu cầu kết nối thông tin. | Không thể suy luận khi thông tin được diễn giải (paraphrased) hoặc khi được yêu cầu phải kết nối thông tin. Có khả năng rất hạn chế trong việc hiểu thông tin khi được diễn giải (paraphrased) bằng cách sử dụng từ vựng khó. Thường phụ thuộc vào việc tìm các từ và cụm từ trong văn bản trùng khớp với các từ và cụm từ trong câu hỏi. Thường không kết nối thông tin ngoài hai câu. Không hiểu những từ vựng khó, nghĩa ít phổ biến của những từ thông dụng, hoặc cách sử dụng thành ngữ. Thường không thể phân biệt ý nghĩa của những từ có liên quan chặt chẽ với nhau. không hiểu các cấu trúc ngữ pháp khó, phức tạp hoặc không phổ biến. |
Sau khi hiểu được điểm mạnh/yếu hiện tại của bản thân, người học cần biết được những tiêu chí cần phải đáp ứng khi muốn đạt được mức điểm 750. Ở mức điểm 750, người học cần:
Phần nghe:
Có thể suy ra ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các cuộc trao đổi ngắn bằng nhiều từ vựng, ngay cả khi các câu trả lời hội thoại là gián tiếp hoặc không dễ dự đoán.
Có thể suy ra ý tưởng trung tâm, mục đích và ngữ cảnh cơ bản của các bài nói mở rộng thông qua một loạt các từ vựng. Có thể làm điều này ngay cả khi thông tin không được hỗ trợ bởi sự lặp lại hoặc khi thông tin được diễn giải (paraphrased) và khi cần kết nối thông tin trên toàn bài nói.
Có thể hiểu chi tiết trong các cuộc trao đổi ngắn, ngay cả khi có cấu trúc phủ định, khi ngôn ngữ phức tạp về mặt cú pháp hoặc khi sử dụng từ vựng khó.
Có thể hiểu chi tiết trong các bài nói mở rộng, ngay cả khi cần kết nối thông tin trên toàn bài nói và khi thông tin này không được hỗ trợ bởi sự lặp lại. Có thể hiểu chi tiết khi thông tin được diễn giải (paraphrased) hoặc khi có cấu trúc phủ định.
Phần đọc:
Có thể suy ra ý tưởng và mục đích chính của một văn bản, và có thể suy luận dựa trên các chi tiết.
Có thể đọc để biết ý nghĩa. Có thể hiểu thông tin thực tế, ngay cả khi nó được diễn giải (paraphrased). Có thể kết nối thông tin trong một đoạn nhỏ trong văn bản, ngay cả khi từ vựng và ngữ pháp của văn bản đó khó.
Có thể hiểu từ vựng ở mức độ trung bình. Đôi khi có thể hiểu những từ vựng khó dựa theo ngữ cảnh, hiểu được những nghĩa ít phổ biến của những từ thông dụng và hiểu cách sử dụng thành ngữ.
Có thể hiểu các cấu trúc ngữ pháp dựa trên quy tắc. Cũng có thể hiểu các cấu trúc ngữ pháp khó, phức tạp và không phổ biến.
Xác định các nội dung chính cần ôn luyện để đạt mục tiêu 750 điểm TOEIC
Phần nghe:
Hiểu rõ cấu trúc và yêu cầu đề bài của từng phần trong bài thi nghe.
Làm quen và nắm được những đặc điểm của các dạng câu hỏi.
Đối với phần 1, bổ sung vốn từ mô tả các đối tượng khác nhau gồm người, vật, quang cảnh có thể xuất hiện trong tranh.
Đối với các phần 2, 3, 4, bổ sung vốn từ ở trình độ trung cấp, thuộc những chủ đề thường hay xuất hiện trong bài thi TOEIC listening, nhằm giúp thí sinh nắm được các ý chính như về chủ đề chung, mục đích, đối tượng và ngữ cảnh cơ bản của bài nói hay đoạn hội thoại.
Bên cạnh việc luyện tập để giải một số dạng câu hỏi dễ của phần 3,4 (thường là những câu hỏi về các phần thông tin nằm trong phần đầu và cuối của các bài nói hoặc đoạn hội thoại), người học cần hướng tới bổ sung một số kiến thức nâng cao để xử lý những dạng câu hỏi khó hơn (ví dụ một số dạng câu hỏi ngụ ý, câu hỏi với bảng biểu, câu hỏi yêu cầu phải kết nối thông tin của cả bài nói)
Luyện tập xác định thông tin trong bài nói khi chúng được diễn giải bằng cách khác (paraphrased).
Luyện tập giải đề.
Phần đọc:
Hiểu rõ cấu trúc và yêu cầu đề bài của từng phần trong bài thi đọc. Đặt trọng tâm ôn luyện vào phần 5,6 và những văn bản đơn của phần 7.
Ôn tập các quy tắc về điểm ngữ pháp đơn giản như từ loại, thì động từ, giới từ cho đến các chủ điểm khó và phức tạp hơn như cấu trúc câu, mệnh đề quan hệ, liên từ,...
Bổ sung vốn từ ở trình độ trung cấp, nắm được ý nghĩa theo ngữ cảnh và làm quen với một số nghĩa không thông dụng.
Luyện tập kết nối thông tin trong đoạn văn, đọc hiểu và suy luận.
Luyện tập xác định thông tin trong đoạn văn khi chúng được diễn giải bằng cách khác (paraphrased).
Luyện tập giải đề.
Lộ trình luyện thi TOEIC 750
Tài liệu ôn luyện
Việc lựa chọn tài liệu luyện thi phù hợp với nhu cầu và trình độ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ôn luyện của thí sinh. Để đạt mức điểm 750, người học cần tìm nguồn tài liệu cung cấp 3 phần chính: kiến thức nền tảng giúp người học trang bị được những chủ điểm lý thuyết quan trọng liên quan đến bài thi, bài tập vận dụng để tăng cường luyện tập, và đề thi thực tế nhằm giúp người học làm quen với bài thi hoàn chỉnh.
Một số tài liệu tham khảo phù hợp với đối tượng thí sinh cần đạt 750 điểm:
TOEIC preparation LC (volume 2)
TOEIC Upgrade
Hackers Listening
Hackers Reading
Một số tài liệu chuyên đề, cung cấp các bài test đầy đủ với mức độ sát đề thi thật:
ETS TOEIC 2019, 2020, 2021, 2022
Hackers Listening 2
Hacker Reading 2
Các web từ điển Anh-Anh giúp tra cứu và học phát âm:
-
Cambridge dictionary: https://dictionary.cambridge.org/vi/
Oxford Learner's dictionary: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/
Yêu cầu trong quá trình ôn luyện
Để đạt được hiệu quả luyện thi tối ưu nhất, người học cần dành ít nhất 3 giờ mỗi ngày để ôn luyện và duy trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng. Thời gian ôn luyện trong ngày có thể chia thành 2 buổi, bao gồm:
Buổi sáng: 1 giờ - 1 giờ 30 phút
Buổi tối: 1 giờ 30 phút – 2 giờ
Người học cần chọn không gian yên tĩnh, tránh bị xao nhãng bởi những tác nhân khác làm ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện. Đặc biệt, khi giải đề thi, người học nên làm quen với việc tuân thủ những yêu cầu của bài thi như sử dụng loa ngoài khi nghe và làm bài liên tục trong khoảng thời gian quy định.
Kế hoạch luyện tập hàng ngày để nâng điểm từ 600 lên 750
Dưới đây là lộ trình ôn luyện chi tiết dành cho người học có nhu cầu tăng từ 600 lên 750 điểm. Các phần nghe và đọc sẽ được sắp xếp xen kẽ mỗi ngày và theo trình tự từ kiến thức nền tảng đến bài tập vận dụng, và cuối cùng là giai đoạn giải đề thi.
Ngày 1: Listening – Part 1
Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 1.
Tham khảo các nguồn tài liệu để tìm hiểu về các dạng tranh (tranh với người làm trọng tâm và tranh với vật/cảnh vật làm trọng tâm)
Phân tích cấu trúc ngữ pháp sử dụng để miêu tả tranh.
Bổ sung từ vựng phổ biến sử dụng để miêu tả tranh.
Luyện tập với bài tập trích từ đề thi thực tế. Giải đề 1 sách ETS 2020.
Ngày 2: Reading – Part 5 + 6
Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 5+6.
Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về từ loại, bao gồm: Danh từ, Đại từ, Động từ, Tính từ và Trạng từ. Người học cần nắm được các đặc điểm về vị trí, chức năng và cách nhận biết các từ loại.
Nhận biết được dạng câu hỏi về Từ loại và cách tiếp cận.
Làm các bài tập liên quan về từ loại ở phần 5 và 6.
Ngày 3: Listening – Part 2
Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 2.
Tìm hiểu về câu hỏi thông tin (who/whom/whose, what/which, when/where, why, how). Người học cần phân biệt được các câu hỏi thông tin và biết được một số cách trả lời phù hợp với từng loại câu hỏi.
Làm các bài tập vận dụng.
Ngày 4: Reading – Part 5+6
Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về dạng động từ, bao gồm: Động từ nguyên thể (To infinitive), Danh động từ (Gerund) và Phân từ (Participle). Người học cần nắm được các đặc điểm về vị trí và chức năng của từng dạng động từ
Nhận biết dạng câu hỏi về dạng động từ và cách tiếp cận
Làm các bài tập liên quan về dạng động từ ở phần 5 và 6.
Ngày 5: Listening – Part 2
Tìm hiểu về các dạng câu hỏi khác
Câu hỏi YES/NO
Câu hỏi đuôi
Câu hỏi lựa chọn “or”
Các dạng câu đặc biệt (mời mọc, đề xuất ý kiến, yêu cầu, đề nghị, hỏi về trải nghiệm)
Phát biểu khẳng định
Người học cần phân biệt được các dạng câu hỏi và biết được cách trả lời với từng dạng.
Vận dụng kiến thức vào làm bài tập liên quan đến phần 2.
Ngày 6: Reading – Part 5+6
Tìm hiểu kiến thức ngữ pháp về thì động từ, tập trung vào các thì thường hay xuất hiện trong đề thi, bao gồm:
Các thì hiện tại: đơn – tiếp diễn – hoàn thành
Các thì quá khứ: đơn – tiếp diễn – hoàn thành
Các thì tương lai: đơn – tiếp diễn – hoàn thành, thì tương lai với “will" và "be going to".
Người học cần nắm được các dấu hiệu nhận biết, đặc điểm về cách sử dụng, cấu trúc của các thì ở hiện tại và quá khứ. Kiến thức ngữ pháp về thể câu bị động, các cách diễn đạt dưới dạng bị động thường gặp trong bài thi.
Nắm được các quy tắc về sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ trong câu.
Nhận biết dạng câu hỏi ngữ pháp về Thì và cách tiếp cận.
Làm bài tập vận dụng liên quan về Thì ở phần 5 và 6.
Ngày 7: Listening – Part 2
Hệ thống lại kiến thức liên quan Part 2.
Làm quen với đề thi thật bằng cách giải 25 câu part 2 từ sách ETS. Giải đề 1 sách ETS 2020.
Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.
Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.
Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.
Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.
Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.
Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.
Ngày 8: Reading – Part 5+6
Kiến thức ngữ pháp về giới từ (bao gồm các giới từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, giới từ chỉ mục đích) và kiến thức ngữ pháp về liên từ. Người học cần nắm được định nghĩa và các đặc điểm ngữ pháp về vị trí và cách sử dụng của giới từ và liên từ.
Phân biệt giới từ và liên từ trong bài thi.
Làm bài tập vận dụng phần 5 và 6.
Ngày 9: Listening – Part 1+2
Hệ thống lại kiến thức liên quan part 1+2.
Làm quen với đề thi thật. Giải đề 2 sách ETS 2020.
Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.
Ngày 10: Reading – Part 5+6
Kiến thức ngữ pháp về mệnh đề quan hệ. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng của mệnh đề quan hệ với các đại từ quan hệ (who, which, that, whom, whose) và trạng từ quan hệ (where, when).
Kiến thức ngữ pháp về các dạng thức so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng câu so sánh.
Kiến thức ngữ pháp về câu điều kiện loại 1, 2 và 3. Nắm được các đặc điểm về cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện.
Làm bài tập vận dụng phần 5 và 6.
Ngày 11: Listening – Part 3
Tìm hiểu về về cấu trúc đề thi phần 3.
Tìm hiểu về các dạng câu hỏi, bao gồm: câu hỏi thông tin chung, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi về hành động tiếp theo, câu hỏi ngụ ý, câu hỏi ý kiến người thứ ba, và câu hỏi liên quan bảng biểu/ sơ đồ. Người học cần làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến và cách xử lý đối với từng dạng câu hỏi.
Phân tích các tình huống hội thoại và từ vựng theo chủ đề: hoạt động kinh doanh; vấn đề nhân sự; cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng.
Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 3.
Ngày 12: Reading – Part 5+6
Ứng dụng kiến thức để làm bài thi thực tế. Giải đề 1+2 sách ETS 2020.
Luyện tập phân tích câu hỏi, các lựa chọn và nhận biết bẫy để tìm ra câu trả lời đúng
Bổ sung vốn từ thuộc các chủ đề.
Ngày 13: Listening – Part 3
Phân tích các tình huống hội thoại và từ vựng theo chủ đề: quảng cáo thương mại; sự kiện thương mại; các chuyến đi công tác, du lịch; tình huống tại các địa điểm công cộng.Làm quen và học những từ vựng phổ biến theo chủ đề kể trên.
Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 3.
Ngày 14: Reading – Part 7
Tìm hiểu về cấu trúc đề thi phần 7.
Tìm hiểu về các dạng câu hỏi xuất hiện trong bài đọc phần 7, bao gồm câu hỏi thông tin chung, thông tin chi tiết, câu hỏi ngụ ý, câu hỏi về từ đồng nghĩa, và điền câu vào chỗ trống và cách tiếp cận đối với từng dạng câu hỏi.
Nắm được đặc điểm dạng văn bản email và thư từ trong phần 7. Luyện tập đọc hiểu các dạng dạng văn bản này và trả lời câu hỏi có liên quan.
Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.
Làm bài tập vận dụng phần 7.
Ngày 15: Listening – Part 3
Hệ thống kiến thức liên quan đến part 3.
Làm quen với đề thi thật. Giải đề 1 sách ETS 2020.
Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.
Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.
Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.
Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.
Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.
Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.
Ngày 16: Reading – Part 7
Dạng văn bản tin nhắn và chuỗi tin nhắn.
Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.
Ngày 17: Listening – Part 4
Tìm hiểu về về cấu trúc đề thi phần 4.
Tìm hiểu về các dạng câu hỏi, bao gồm: câu hỏi thông tin chung, câu hỏi thông tin chi tiết, câu hỏi về hành động tiếp theo, câu hỏi ngụ ý, và câu hỏi liên quan bảng biểu/ sơ đồ. Người học cần làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến và cách xử lý đối với từng dạng câu hỏi.
Phân tích các dạng bài nói và bổ sung từ vựng theo dạng bài (tin nhắn ghi âm, thông báo công khai).
Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 4.
Ngày 18: Reading – Part 7
Dạng văn bản quảng cáo và bài báo.
Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.
Ngày 19: Listening – Part 4
Phân tích các dạng bài nói và bổ sung từ vựng theo dạng bài (Bài phát thanh, cuộc họp kinh doanh, diễn thuyết và thuyết trình).
Làm bài tập vận dụng liên quan đến part 4.
Ngày 20: Reading – Part 7
Dạng văn bản thông báo (notice) và các dạng bài đọc khác (non-prose reading, ví dụ lịch trình, vé, hoá đơn, …)
Nắm được đặc điểm dạng văn bản, luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi có liên quan.
Nắm cách liên kết thông tin giữa các đoạn văn bản đôi để trả lời câu hỏi.
Học từ vựng phổ biến theo chủ đề trong các văn bản.
Ngày 21: Listening – Part 4
Tăng cường luyện tập với đề thi thật. Giải đề 1 sách ETS 2020.
Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.
Để đạt được hiệu quả khi giải đề và sửa đề, người học có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nghe và chọn đáp án như khi thi thật.
Bước 2: Kểm tra đáp án, ghi chú số câu đúng và sai.
Bước 3: Nghe lại những câu sai nhiều lần để xác định lại đáp án.
Bước 4: Vừa nghe vừa nhìn transcripts để nhận biết những chỗ chưa nghe được và sửa phát âm.
Bước 5: Dịch bài và ghi chú từ vựng mới.
Ngày 22: Reading – Part 7
Hệ thống các kiến thức về dạng văn bản và dạng câu hỏi ở phần 7.
Làm bài tập vận dụng phần 7, luyện tập việc phân tích đoạn văn bản, phân tích các lựa chọn và nhận biết bẫy để đưa ra câu trả lời. Giải đề 1 sách ETS 2020.
Bổ sung từ vựng theo chủ đề.
Ngày 23: Listening – Part 3+4
Tăng cường luyện tập với đề thi thật. Giải đề 2 sách ETS 2020.
Nhận biết những lỗi thường mắc phải và biết được phương hướng xử lý.
Ngày 24: Reading – Part 7
Tương tự ngày 22 nhưng giải đề 2 sách ETS 2020.
Vào tuần cuối của lộ trình luyện thi, người học bắt đầu làm quen với việc giải một phần thi hoàn chỉnh. Đối với phần nghe, người học nên sử dụng loa ngoài và ghi nhận kết quả ở lần nghe đầu tiên. Đối với phần đọc, người học cần tuân thủ thời gian làm bài 75 phút như đối với bài thi thật. Sau khi giải đề, người học cần sửa đề thật kĩ, ghi chú những câu sai để xác định dạng câu cần cải thiện, và bổ sung thêm từ vựng mới. Mục tiêu lúc này của người học là làm đúng khoảng ¾ số câu hỏi của các phần.
Ngày 25: Listening – Part 1+2+3+4
Giải đề 3 sách ETS 2020.
Ngày 26: Reading – Part 5+6+7
Giải đề 3 sách ETS 2020.
Ngày 27: Listening – Part 1+2+3+4
Giải đề 4 sách ETS 2020.
Ngày 28: Reading – Part 5+6+7
Giải đề 4 sách ETS 2020.
Ngày 29: Listening – Part 1+2+3+4
Giải đề 5 sách ETS 2020.
Ngày 30: Reading – Part 5+6+7
Giải bài tập từ 5 sách ETS 2020.
Ngày 31: Đề thi hoàn chỉnh
Làm một bài thi hoàn chỉnh để đánh giá toàn bộ quá trình luyện thi.
Giải bài tập từ 6 sách ETS 2020.
Ôn tập lại kiến thức, nghỉ ngơi và chuẩn bị sức khỏe tốt cho ngày thi.