Lò xo (từ tiếng Pháp: ressort) là những vật thể đàn hồi được sử dụng trong các hệ thống cơ học. Lò xo được chia thành hai loại:
- biến dạng theo ý muốn
- có lực đàn hồi theo ý muốn
Lò xo thường có một vị trí cân bằng khi 'nghỉ' (không chịu tác động của ngoại lực), nhưng cũng có loại có nhiều vị trí nghỉ. Trên lý thuyết, lò xo chuyển hóa toàn bộ công năng của ngoại lực thành thế năng đàn hồi, và giải phóng toàn bộ thế năng này trở lại thành công cơ học khi không còn ngoại lực. Tuy nhiên, trong thực tế, không có lò xo nào hoạt động hoàn toàn như vậy. Lò xo thực tế luôn tiêu hao một phần công năng ngoại lực thành nhiệt năng hoặc các dạng năng lượng khác không thể phục hồi.
Từ 'lò xo' trong tiếng Việt được phiên âm từ từ tiếng Pháp 'le ressort'.
Lịch sử
Lò xo đầu tiên mà loài người phát minh là cung tên, một mảnh gỗ cong và đàn hồi, giúp lưu trữ năng lượng khi bị uốn cong bằng tay và giải phóng năng lượng này thành động năng của mũi tên. Các hình vẽ cổ cho thấy cung tên đã được sử dụng từ 10.000 năm trước.
Phân loại
- lò xo lá (có thể thấy trong chuột máy tính dây rút)
- lò xo theo trục (loại thường thấy)
Ứng dụng của lò xo
Hiện nay, lò xo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Một số ví dụ như:
- dụng cụ đo lực, cân trọng lượng trong đo lường
- giảm xóc cho phương tiện giao thông
- tạo âm thanh (chuông, loa phóng thanh)
- lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)
- công tắc điện
- giữ đồ vật (kẹp quần áo)
- bút bi
- cân đồng hồ
Mối quan hệ giữa lực đàn hồi và biến dạng
Hầu hết lò xo tuân theo mối quan hệ tuyến tính giữa lực đàn hồi và biến dạng (định luật Hooke). Hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo được định nghĩa là hằng số k:
- (N/m) hoặc (Nm/radian)
Với F hoặc T là lực (với lò xo kéo/nén) hoặc mômen lực (với lò xo xoắn); x hoặc là độ co giãn hoặc góc quay. Nghịch đảo của độ cứng, 1/k, là độ dẻo.
Lực của lò xo luôn ngược chiều với hướng biến dạng. Tức là lực lò xo luôn có xu hướng đưa vật trở về trạng thái không biến dạng. Vì vậy, lực lò xo còn được gọi là lực hồi phục, giúp vật trở lại vị trí cân bằng, luôn hướng về vị trí này. Có thể biểu diễn hướng của lực lò xo:
- F = -kx
với x là khoảng cách rời khỏi vị trí cân bằng, k là hệ số đàn hồi hoặc độ cứng của lò xo.
Trong thực tế, nhiều ứng dụng yêu cầu lò xo có mối quan hệ phi tuyến tính giữa lực và biến dạng. Bảng dưới đây tóm tắt các trường hợp cơ bản.
Tuyến tính Các lò xo có đặc tính gần với định luật Hooke nhất là các lò xo xoắn ốc với rất nhiều vòng xoắn, dùng trong các thiết bị đo hay trong đồng hồ. |
||
Gần tuyến tính Đây là các lò xo thông dụng trong công nghiệp, tuân thủ gần đúng định luật Hooke ở những biến dạng nhỏ hay trên các đoạn nhỏ chứ không trên toàn bộ lò xo. Các lò xo sản xuất đại trà, dù cùng lô sản xuất, cũng có thể có tính chất thay đổi mạnh từ cái này đến cái kia, với độ cứng có thể thay đổi đến 20%. |
| |
Tuyến tính lệch Để làm biến dạng loại lò xo này, lực tác động cần vượt qua một ngưỡng nhất định. Sau ngưỡng đó, biến dạng là gần tuyến tính với lực. |
||
Phi tuyến dương tính Đối với dạng này, biến dạng lớn đòi hỏi lực lớn hơn là quan hệ tuyến tính. |
||
Trung tính hay Âm tính Các lò xo kiểu này có thể là tấm sắt bị hút bởi nam châm. Trong trường lực của nam châm, khi tấm sắt bị đẩy ra xa, lực hút giảm. |
||
Biến đổi Loại lò xo này có thể được ứng dụng trong các phím bấm. Chúng tạo nên các tín hiệu bấm chính xác, và cảm giác giác sử dụng thuận tiện. |
||
Không hồi phục Loại lò xo này giữ nhiều trạng thái nghỉ, và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia khi biến dạng vượt qua một giới hạn nhất định. Trong giới hạn, biến dạng vẫn có thể hồi phục. |