Một con sóc khổng lồ với bộ lông sặc sỡ mới được phát hiện ở các khu rừng Ấn Độ, và Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới đã công nhận nó là loài sóc lớn nhất hành tinh này.
Sóc khổng lồ Malabar, còn được gọi là sóc cầu vồng, sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới miền trung và miền nam Ấn Độ.
Mặc dù phần bụng và cánh tay của sóc khổng lồ Malabar màu kem, nhưng phần còn lại của lông lại rực rỡ với các tông màu cam, tím nhạt và đỏ nâu, nên chúng được biết đến với biệt danh 'sóc cầu vồng'.
Sóc khổng lồ Malabar sống trong rừng và xây tổ cao trên cây. Chúng thích ăn hoa, trái cây, vỏ cây, hạt, trứng chim và côn trùng, và dùng tay để cầm thức ăn.
Khác với nhiều loài sóc, sóc khổng lồ Malabar có thói quen tích trữ thức ăn trên cây và sử dụng đuôi lớn để giữ thăng bằng khi đứng đối diện với thức ăn.
Loài sóc khổng lồ Ấn Độ thường sống một mình và chỉ hình thành cặp trong mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 9. Màu sắc sặc sỡ của chúng có thể giúp chúng ngụy trang trong rừng tốt hơn.
Theo một nghiên cứu, sóc khổng lồ Ấn Độ có thể nằm yên trên cành cây trong nửa giờ khi bị đại bàng săn rắn bay qua. Chúng giữ im lặng, bám chặt vào cành để tránh bị phát hiện.