Trong tiêu chí đánh giá về “Coherence and cohesion” (Sự liên kết mạch lạc, rõ ràng) của bài writing task 2, từ “logically” (một cách có hệ thống và hợp lý) bắt đầu xuất hiện khi xét những band điểm cao như band 7, band 8. Cụ thể, “logically organises information and ideas” (sắp xếp những thông tin và ý tưởng một cách hợp lý, có hệ thống – band 7) hay đơn thuần là “logically” với “sequences information and ideas” (sự nối tiếp thông tin và ý tưởng – band 8). Như vậy, có thể thấy “logic” (hệ thống lập luận) đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp người học tiến gần hơn những band điểm cao của bài thi ielts. Bài viết này sẽ giới thiệu về Logical flow và giúp người học hiểu cách để tạo logic qua từng cấp độ (nhỏ đến lớn, cụ thể đến bao quát) trong bài viết task 2, ví dụ như: từ, câu, liên câu, đoạn, liên đoạn, và toàn bài.
Người học có thể tham khảo thêm bài viết về band descriptors và tiêu chí Coherence and Cohesion tại bài viết: Tính liên kết trong Band Descriptors IELTS Writing (Band 5-8)
Logical sequence là gì?
Người học có thể khiến bài viết của mình trở nên logic hơn nhờ có “logical flow” – sự phân luồng nội dung và sự liên kết giữa các câu, đoạn hợp lý. Các thành phần của logical flow áp dụng cho writing task 2 bao gồm:
Lexical coherence (mạch lạc trong từ vựng)
Logical flow of content (mạch lạc trong nội dung)
Logical coherence (mạch lạc trong hệ thống thông tin và ý tưởng) (topic sentence -> main ideas -> supporting ideas)
Cách xây dựng logic thông qua việc sử dụng từ vựng (Lexical coherence)
Giả sử người học gặp đề bài:
“With an increasing population communicating via the internet and text messaging, face to face communication will become a thing of the past. To what extent do you agree?”
(ieltsliz.com)
Keywords (từ khóa) thể hiện sự việc chính cần phân tích ở đề bài trên là “communicating via the internet and text messaging” và “face to face communication”. Rộng hơn, đây là chủ đề “communication” (giao tiếp), với trọng tâm là so sánh, đối chiếu “means of communication” (phương thức giao tiếp – qua mạng Internet và gặp mặt trực tiếp).
Với các từ khóa như trên, có thể tạo ra logic hay sự thống nhất trong câu và đoạn văn bằng cách liên tục nhắc lại các từ khóa đó. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra “repetition” (sự lặp lại) và thể hiện người học đang có “limited range of vocabulary” (từ vựng sử dụng hạn chế), vì vậy người học sẽ cần sử dụng linh hoạt những synonyms (từ đồng nghĩa), paraphrases (viết lại từ với ý nghĩa tương đương), pronouns (đại từ) hay referencing (trích dẫn).
Ví dụ:
Cụm “communicating via the internet and text messaging” có thể được diễn đạt lại với:
Từ đồng nghĩa: online/virtual communication and text messages (giao tiếp online và tin nhắn văn bản)
Cách diễn đạt lại: using the internet and text messages as the main forms of communication (sử dụng Internet và tin nhắn văn bản như là phương thức giao tiếp chính)
Nhắc lại: This way/form/means of communication (phương thức giao tiếp này)
Xây dựng logic ở mỗi câu và khi liên kết các câu với nhau
Nâng cao tính logic trong từng câu
Ở cấp độ câu, người học tạo sự logic bằng cách viết từng câu đúng ngữ pháp về tenses (thì), word order (thứ tự từ), word categories (loại từ) , parallel structure (cấu trúc song song), conjunctions (từ nối).
Về thì động từ, người học lưu ý cần chọn đúng thì cho bối cảnh câu văn và chia động từ chính xác, thống nhất với chủ ngữ; đồng thời tham khảo thêm bài viết: Áp dụng các thì thông dụng trong IELTS writing. Về word categories, người học có thể tham khảo thêm bài viết: Các vấn đề khi sử dụng loại từ tiếng Anh của người mới học IELTS. Và với parallel structure, người học có thể tham khảo thêm bài bài viết: Cấu trúc song hành trong câu ứng dụng vào bài thi IELTS.
Word order (thứ tự từ) phổ biến thường thấy trong câu là: Chủ ngữ – Động từ – Tân ngữ và/hoặc Bổ ngữ – Trạng ngữ hoặc Trạng từ
Một số từ nối (conjunction) phổ biến để kết nối cụm từ hoặc mệnh đề trong câu:
Bổ sung thông tin: and, or, not only/but also, both/and, either/or, neither/nor, v.v
Chỉ sự đối lập, tương phản: but, yet, while, whereas, v.v
Chỉ nguyên nhân kết quả: so, because, as, since, because of, due to, thanks to, etc
Chỉ sự nhượng bộ: although, even though, despite, in spite of, v.v
Ví dụ 1:
Câu sai: “In the past, most people gone to school on foot or by bikes, so they now gone to school by motorbikes”
Câu trên có cụm từ chỉ thời gian trong quá khứ là “in the past” và thời gian ở hiện tại “now” nhưng động từ không được chia về thì quá khứ “went” và thì hiện tại “go”, mà được chia thành quá khứ phân từ “gone”. Bên cạnh đó, 2 mệnh đề có nghĩa đối lập nên không dùng được từ nối “so”.
Câu đúng: “In the past, most people went to school on foot or by bikes, but people now go to school by motorbikes”
(Dịch: Trong quá khứ, mọi người đi bộ đến trường hoặc đi xe đạp, nhưng hiện tại người ta đi học bằng xe máy.)
Ví dụ 2:
Câu sai: Sarah is a girl beautiful and kindness.
Câu trên mắc lỗi về trật tự từ và từ loại. Tính từ “beautiful” phải đứng trước danh từ “girl” và danh từ “kindness” cần chuyển về dạng tính từ để thống nhất với tính từ “beautiful” khi miêu tả Sarah.
Câu đúng: Sarah is a beautiful and kind girl.
(Dịch: Sarah là một cô gái xinh đẹp và tốt bụng.)
Ví dụ 3:
Câu sai: My dad held on my 18th birthday a surprise party for me and giving me a brand-new laptop.
Câu trên mắc lỗi về cấu trúc song hành và về trật tự từ. Trạng từ “on my birthday” đặt sai vị trí ở ngay sau động từ “held” gây ra khó hiểu. Bên cạnh đó, hai cụm động từ “held a surprise birthday party” và “giving me a brand-new laptop” để diễn đạt hai ý tưởng có cùng tầm quan trọng trong câu, nhưng động từ chưa được thống nhất.
Câu đúng: On my 18th birthday, my dad held a surprise party for me and gave me a brand-new laptop.
(Dịch: Vào sinh nhật 18 tuổi của tôi, bố tôi tổ chức một bữa tiệc bất ngờ và tặng tôi 1 cái máy tính xách tay mới.)
Nâng cao tính logic khi kết nối các câu:
Kết nối các câu thông qua từ nối/từ chuyển tiếp (transitions)
Để tạo ra logic giữa các câu với nhau, cần có các từ và cụm từ chuyển tiếp (transitional words and phrases) nhằm liên kết các câu văn theo chuỗi sự việc, theo thời gian, hay theo quan hệ tương phản đối lập và nguyên nhân – kết quả.
Các loại transitions nối các câu thường gặp như:
Theo chuỗi: first, second, third, next, then, finally.
Thời gian: after, before, meanwhile, simultaneously, subsequently.
Ví dụ: for example, for instance, specifically, to illustrate.
Bổ sung thông tin: additionally/in addition, furthermore, moreover, also.
Đối lập – tương phản: however, nevertheless, in contrast/on the contrary.
Tương tự: also, similarly, likewise.
Nguyên nhân kết quả: consequently, hence, therefore, thus, as a result.
Ví dụ 1
I wake up at 6 am. I have breakfast and get dressed. I go to school at around 7.30 am.
Dịch: Tôi thức dậy lúc 6 giờ. Tôi ăn sáng và thay quần áo. Tôi đến trường lúc 7.30.
Ở đây 3 câu với các hành động xảy ra nối tiếp nhau nhưng không có từ nối chuyển tiếp, vì vậy các câu chưa có có mối liên hệ với nhau để tạo ra logic.
Sửa lại: I wake up at 6 am. Then I have breakfast and get dressed. After that, I go to school at 7.30 am.
Dịch: Tôi thức dậy lúc 6 giờ. Sau đó tôi ăn sáng và thay quần áo. Tiếp đến, tôi đến trường lúc 7.30.
Ví dụ 2:
Many schools shut down due to the Covid-19 pandemic. Students have to study online from home.
Dịch: Nhiều trường học đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Học sinh phải học trực tuyến tại nhà.
Ở đây, 2 câu có mối quan hệ nguyên nhân kết quả, song vì không có từ nối liên kết giữa 2 câu nên việc học sinh phải học trực tuyến tại nhà chưa giải thích được hậu quả của việc trường học đóng cửa. => chưa logic.
Sửa lại: Many schools shut down due to the Covid-19 pandemic. Therefore/ hence/thus/as a result, Students have to study online from home.
Dịch: Nhiều trường học đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, học sinh phải học trực tuyến tại nhà.
Ví dụ 3:
Dịch: Chơi điện tử có thể đem đến nhiều lợi ích giáo dục cho trẻ nhỏ. Những lợi ích này kém quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề sức khỏe mà trò chơi điện tử gây ra.
Ở đây muốn nói đến mối quan hệ kết đối lập, nên để 2 câu liên kết với nhau một cách logic và làm rõ mối quan hệ đối lập, cần thêm những từ nối như however, nevertheless.
Sửa lại: Playing video games can bring many educational benefits for children. However/nevertheless, these benefits are far less significant compared to some health-related problems caused by video games.
Dịch: Chơi điện tử có thể đem đến nhiều lợi ích giáo dục cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những lợi ích này kém quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề sức khỏe mà trò chơi điện tử gây ra.
Liên kết các câu về mặt nội dung (sự luân phiên logic của nội dung)
Mặc dù từng câu có sử dụng đúng từ nối, trật tự từ, và cấu trúc câu hợp lý nhưng nội dung giữa các câu không ăn khớp nhau thì vẫn chưa tạo được sự logic. Để tạo sự logic, nội dung các câu khi liên kết cần cùng hướng đến để chứng minh một đối tượng/sự việc/hiện tượng.
Ví dụ 1:
There are many music genres. Therefore, I am a member of a Pop band.
Dịch: Có rất nhiều thể loại nhạc. Vì vậy, tôi là thành viên trong một nhóm nhạc pop.
Mặc dù cùng nói về chủ đề âm nhạc, tuy nhiên nội dung câu thứ hai nói về việc là một thành viên nhóm nhạc không liên quan và không giúp giải thích cho câu thứ nhất về việc có rất nhiều thể loại nhạc. => chưa logic về mặt nội dung.
Sửa lại: There are many music genres, for example/such as pop, rock, R&B, and ballad. Personally, I like Pop the most.
Dịch: Có rất nhiều thể loại nhạc, ví dụ như nhạc pop, rock, R&B và ballad. Với tôi, tôi thích thể loại nhạc Pop nhất.
Ví dụ 2:
Dịch: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục hút thuốc lá vì họ bị buồn chán.
Cả 2 câu cùng nói về chủ đề hút thuốc lá, khi nói rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, người học sẽ tự hỏi có hại như thế nào và vì sao có hại. Tuy nhiên ở câu thứ hai không hề giải thích vì sao hút thuốc có hại mà giải thích vì sao nhiều người tiếp tục hút thuốc lá. => chưa logic về mặt nội dung.
Sửa lại: Smoking is bad for our health. It can cause severe heart diseases, lung cancer, and stroke.
Dịch: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Nó có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng về tim, ung thư phổi, và đột quỵ.
Hoặc: Although many people are aware that smoking is bad for our health, they keep smoking because they are bored.
DịchMặc dù nhiều người nhận thức được rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, họ vẫn tiếp tục hút thuốc vì họ thấy buồn chán.
Phát triển logic cho từng đoạn văn
Sau khi thống nhất và liên kết chặt chẽ các câu văn với nhau theo một logic nhất định về nội dung và từ vựng, người học cần tạo ra logic về nội dung khi xét cả đoạn văn. Về mặt nội dung, mỗi đoạn văn nên khai triển theo mạch sau đây:
Logical coherence: topic sentence -> main idea -> supporting ideas
Mạch lạc trong hệ thống ý tưởng: câu chủ đề -> ý chính -> các ý phụ trợ (giải thích, ví dụ)
Ví dụ,với câu hỏi tương tự như ở phần B:
“With an increasing population communicating via the internet and text messaging, face to face communication will become a thing of the past. To what extent do you agree?” – ieltsliz.com
Câu chủ đề: bao quát nội dung chung cả đoạn văn
->On the one hand, it is true that online communication via social media platforms and text messages are becoming more common than ever.
Ý tưởng chính: đưa ra luận điểm cụ thể hơn chứng minh câu chủ đề
->Communicating via the Internet is more convenient in terms of time and space.
Các ý tưởng bổ trợ: đưa ra dẫn chứng, ví dụ thích hợp để chứng minh luận điểm.
-> Regardless of geographical distances, people still can talk to their friends and family as long as they have access to the Internet. Besides, instead of spending time on travelling from one place to another to meet in-person, they can save a lot of time by directly sending text messages or calling videos with others.
Phát triển logic cho các đoạn văn kết nối với nhau thành bài văn hoàn chỉnh
Muốn tạo được logic ở cấp độ rộng hơn là toàn bài, người học cần tạo được sự logic từ những cấp độ nhỏ và cụ thể như từ, câu, và đoạn trước. Giữa các đoạn Introduction – Body – Conclusion có sự thống nhất về mặt nội dung (logical flow of content) và luôn nhằm đến chủ đề/ đối tượng chính xuyên suốt cả bài. Người học có thể tự đặt ra các câu hỏi để kiểm tra sự logic trong bài như sau:
Có đoạn văn nào không cần thiết do lặp lại cùng ý tưởng hay không?
->Các ý tưởng có khả năng lặp lại chủ yếu do chưa xác định rõ nội dung chính cần chứng minh cho mỗi đoạn văn là gì.
Có đoạn văn nào đang bàn luận nhiều hơn 1 chủ đề chính hay không?
-> Người học tập trung chú ý topic sentence sao cho mỗi một đoạn văn chỉ trả lời trọng tâm cho 1 phần câu hỏi của đề bài. (agree hoặc disagree, problem hoặc solution, positive hoặc negative).
Thứ tự các ý tưởng có dễ theo dõi cho người đọc hay không? Vì sao bạn chọn thứ tự xếp này?
-> Ở đây, người đọc có thể xác định rõ lại đâu là topic sentence, main idea và supporting ideas; sao cho topic sentence là phần bao quát ý tưởng rộng nhất và supporting ideas là phần dẫn chứng cụ thể nhất chứng minh main idea và topic sentence.
Làm thế nào để các ý tưởng trong từng đoạn văn được liên kết và phát triển? Làm cách nào để việc chuyển từ đoạn này sang đoạn khác trở nên mạch lạc hơn?
-> Tại đây, người đọc có thể tập trung kiểm tra xem các từ nối giữa các mệnh đề/cụm từ trong từng câu và từ nối chuyển tiếp giữa các đoạn đã được sử dụng một cách hợp lý chưa.
Tổng kết
Phương Thanh Nguyễn