Hiệu suất đỉnh cao với phần mềm 'native'
Phần mềm được gọi là “native” hoặc “gốc” cho một hệ thống máy tính nhất định có nghĩa là nó đã được viết đặc biệt cho “loại máy tính” (hay còn được gọi là “kiến trúc”) đó. Nếu phần mềm không phải là phần mềm native, có nghĩa là phần mềm đó được tạo ra cho một loại máy tính khác, không tương thích với loại máy tính bạn đang sử dụng. Thuật ngữ 'native' là một khái niệm linh hoạt. Thông thường, máy tính không thể chạy các ứng dụng non-native, nhưng có các công cụ đặc biệt như trình giả lập, máy ảo và trình dịch nhị phân có thể giúp chạy phần mềm non-native bằng cách dịch mã giữa các kiến trúc một cách nhanh chóng khi người dùng chạy ứng dụng. Điều này cho phép các ứng dụng non-native chạy dưới dạng phần mềm được dịch hoặc mô phỏng, mà chỉ đòi hỏi rất ít công sức từ các nhà phát triển hoặc thậm chí là không đòi hỏi gì cả.Máy Mac Apple Silicon với kiến trúc mới độc đáo
Về bản chất, các máy Mac mới của Apple sử dụng kiến trúc (ARM), khác biệt hoàn toàn so với máy Mac chạy trên chip Intel (x86-64). Điều này có nghĩa là CPU trong hai loại máy Mac hoạt động theo cách cơ bản khác nhau, và để chạy trên máy Mac Apple Silicon, phần mềm cần được dịch nhanh bằng phần mềm đặc biệt hoặc phải được nhà phát triển chỉnh sửa (viết lại hoặc biên dịch lại) để chạy một cách tự nhiên.
Công nghệ mà Apple sử dụng để tự động dịch ứng dụng từ Intel để chạy trên Apple Silicon được gọi là Rosetta 2, và đây là một bước đột phá. Khi người dùng lần đầu tiên thử chạy ứng dụng Intel, Rosetta 2 sẽ tự động cài đặt và ứng dụng sẽ chạy mượt mà ngay sau đó. Rosetta 2 dịch mã phần mềm giữa các kiến trúc và lưu lại những gì nó đã học để tối ưu hóa việc chạy ứng dụng vào lần tiếp theo.Rosetta 2 là tuyệt vời, nhưng ứng dụng native mới là lựa chọn tốt nhất
Mặc dù Rosetta 2 hoạt động khá tốt, nhưng vẫn tồn đọng nhược điểm về hiệu suất khi chạy phần mềm non-native trên máy Mac Apple Silicon do phần mềm chưa được tối ưu hóa đặc biệt cho kiến trúc mới. So sánh giữa việc chạy cùng một ứng dụng qua Rosetta 2 và chạy native trên Apple Silicon, phiên bản native lý thuyết sẽ luôn chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Do đó, việc chạy phần mềm native – những ứng dụng được viết đặc biệt cho các máy Apple Silicon – thường luôn là lựa chọn tốt nhất nếu có khả năng lựa chọn. Mặc dù có một số khó khăn khi chuyển sang một nền tảng hoàn toàn mới như Apple Silicon vì số lượng phần mềm native còn hạn chế, nhưng vẫn có nhiều cách để kiểm tra xem ứng dụng mà chúng ta đang sử dụng đã có phiên bản native hay chưa?Cách kiểm tra ứng dụng native cho Apple Silicon
Theo dõi các trang web và tài khoản mạng xã hội của các nhà phát triển ưa thích của bạn, cũng như thăm những trang web chuyên liệt kê danh sách các ứng dụng hỗ trợ native cho Apple Silicon.
Với sự gia tăng đáng kể về số lượng người sử dụng máy Mac M1, có thể chắn chắn rằng các nhà phát triển sẽ nhanh chóng cập nhật sản phẩm của họ để hỗ trợ native cho Apple Silicon, chỉ là thời gian còn là vấn đề 😊
Tham Khảo: How to Geek