Trong bài Lỗi ngữ pháp phổ biến trong Speaking ở band 6 – phần 1, tác giả đã phân tích các lỗi phổ biến khi sử dụng thì Quá khứ đơn và There be trong IELTS Speaking. Trong phần 2, tác giả sẽ đề cập đến lỗi ngữ pháp khi sử dụng các câu Điều kiện trong IELTS Speaking, đưa động từ ở thể quá khứ phân từ ở câu bị động và gợi ý khắc phục.
Lỗi ngữ pháp không chuyển về câu Điều kiện loại 2 và 3 khi giả định một điều kiện không có thật
Ví dụ: Nếu tôi là một nhà lãnh đạo, tôi sẽ xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều thí sinh sẽ trả lời là: If I am a leader, I will create a friendly and supportive working environment.
Tuy nhiên, đây là một điều kiện không có thật ở hiện tại, vì vậy thí sinh cần diễn tả: If I were a leader, I would create a friendly and supportive working environment.
Cấu trúc câu Điều kiện loại 2:
Ví dụ: Nếu như tôi không bị gãy chân, tôi đã có một chuyến du lịch tới Châu Âu vào năm ngoái.
Nhiều thí sinh sẽ trả lời là: If my leg was not broken, I would travel to Europe last year. Thí sinh nhầm lẫn với câu điều kiện loại 2 hoặc thậm chí một số thí sinh còn có khả năng trả lời: If my leg is not broken, I would travel to Europe last year, đây là sự nhầm lẫn với câu điều kiện loại 2 nhưng chia sai luôn dạng của V ở mệnh đề If.
Tuy nhiên, đây là một câu điều kiện không có thật ở trong quá khứ, vì vậy thí sinh cần diễn tả: If my leg was not broken, I would have travelled to Europe last year. (Cấu trúc câu điều kiện loại 3: IF + S + V3, S + would + have + V3)
Lý do thí sinh mắc phải lỗi ngữ pháp này bởi vì thông thường, thí sinh thường quen với việc sử dụng câu Điều kiện loại 1 nhiều hơn khi nói và khi viết, điều đó hình thành nên thói quen cho thí sinh khi sử dụng câu điều kiện. Tương tự như với lỗi quên đưa động từ về thì Quá khứ đơn ở trên, thí sinh thường có xu hướng sử dụng tốt hơn thì hiện tại đơn và tương lai đơn vì không phải thay đổi dạng của động từ.
Lỗi ngữ pháp bỏ quên chuyển động từ về Thể quá khứ phân từ trong câu bị động
Ví dụ: Khi nói: Cuốn cách đó được đọc 3 ngày trước.
Thay vì nói: The book was read (/red/) 3 days ago.
Thí sinh có thể nói: The book was read (/ri:d/) 3 days ago.
Bên cạnh đó, đối với những động từ có quy tắc (khi đưa về V2 hoặc V3 chỉ cần thêm ed), thí sinh có thể có ý thức rằng cần thêm đuôi ed cho từ đó, tuy nhiên khi phát âm lại quên phát âm đuôi ed, dẫn tới việc câu trả lời bị sai ngữ pháp.
Ví dụ: Khi nói: Ngôi nhà được sửa bởi một kĩ sư lành nghề.
Thay vì nói: The house was repaired (/rɪˈpeərd/) by a skillful engineer.
Thí sinh có thể chỉ nói: The house was repair (/rɪˈpeər/) by s skillful engineer.
Gợi ý phương pháp khắc phục
Ghi âm lại những câu trả lời của mình để nghe lại
Nghe lại có thể giúp thí sinh phát hiện lỗi sai khi nói của mình, điều mà thí sinh thường không kiểm soát hoặc không nhớ trong quá trình nói và học từ những trải nghiệm đó cho những lần thực hành sau.
Yêu cầu giáo viên/ bạn bè lắng nghe câu trả lời của mình
Thường thì người nghe dễ dàng nhận ra lỗi sai hơn là chính người nói. Vì vậy, giáo viên/ bạn bè có thể giúp thí sinh nhận biết những sai sót mà họ gặp phải một cách khách quan.
Bắt đầu bằng các câu ngắn và diễn đạt một cách chậm rãi
Khi nói chậm và ngắn gọn, thí sinh đang rèn cho bản thân thói quen sử dụng đúng ngữ pháp cho những câu này. Khi thí sinh không còn mắc phải các lỗi ngữ pháp thông thường ở những câu trả lời ngắn, họ có thể tiếp tục mở rộng độ dài hoặc độ phức tạp của câu trả lời để nâng cao kỹ năng của mình.