Xin chào các bạn, mình là sinh viên năm nhất của ngành kế toán tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Mình hiểu rằng có một số bạn khi đọc bài viết này sẽ cảm thấy nhận ra mình trong đó một phần. Mình biết rằng các bạn đã cố gắng, đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không hiểu vì sao chúng ta lại mãi bám víu ở điểm xuất phát, thậm chí là dừng lại tại chỗ?
Điều đó xảy ra bởi vì chúng ta chưa xác định được mục tiêu, chưa rõ hướng đi của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang chạy, chạy mãi nhưng không biết mình đang chạy đến đâu, không biết điểm đến là gì, giống như bạn đang ở trong một không gian toàn màu đen. Việc xác định hướng nghiệp cũng giống như việc xác định điểm đến, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn?
1. Vượt Qua Rào Cản trong Xác Định Hướng Nghiệp
Trong thời gian học cấp 3, khi mình vẫn chưa biết rõ về hướng nghiệp cho bản thân, thì bạn bè cùng trang lứa thường hỏi mình rằng: “Bạn định học ngành gì vậy, mình muốn học chung với bạn” hoặc “Ba mẹ ép mình học ngành này” và đa số mình thấy là các bạn thường tìm kiếm trên Google về “nghề có lương cao”, “các nghề hot không sợ thất nghiệp trong tương lai”. Mình không bị áp lực từ ba mẹ về việc chọn nghề nhưng cũng chính vì thế mà mình không biết nên hỏi ai, nên làm gì. Khi mình nói mình chọn ngành kế toán, thì lại có nhiều người nói rằng làm nghề này chán lắm hoặc nghề này đau đầu lắm.
Tất nhiên là ba mẹ và bạn bè muốn giúp đỡ để chúng ta có một nghề nghiệp tốt, một tương lai tốt. Nhưng liệu họ có thể đảm bảo rằng tương lai của chúng ta sẽ như vậy không, trong khi đó không phải là điều mà bản thân mình muốn? Tại sao chúng ta không kiên định với lựa chọn của bản thân, tại sao không kiên trì thuyết phục ba mẹ? Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Anh Bình đã từng nói rằng: “Bạn bè không đi cùng bạn suốt đời, ba mẹ không ở bên bạn suốt đời nhưng nghề nghiệp sẽ đi cùng bạn suốt đời”. Vì thế, hãy giữ vững niềm tin vào lựa chọn của bản thân và khi thuyết phục mọi người, hãy nhớ rằng: “Một hạt nước không làm cho vùng đất ẩm ướt”.
2. Tự Chủ Trong Việc Tìm Hiểu Các Lĩnh Vực Nghề Nghiệp
Khi bạn đã xác định rõ quan điểm của mình về định hướng nghề nghiệp, thì việc nắm vững thông tin về nghề nghiệp đó là điều cực kỳ quan trọng. Hãy tưởng tượng nếu ba mẹ của bạn đã chấp nhận quyết định của bạn nhưng khi hỏi về các khía cạnh cơ bản như học những gì và làm những gì trong nghề đó, bạn lại không thể trả lời được, lúc đó ba mẹ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ chọn ngẫu nhiên một nghề để làm thôi.
Vì vậy, để biết mình thích nghề nào, phù hợp với nghề nào, bạn cần phải “tự chủ” trong việc tìm hiểu về các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
3. Hiểu Rõ Bản Thân và Điều Xã Hội Cần
Mình thường nghĩ rằng khi mình yêu thích một điều gì đó, thì chắc chắn sẽ làm tốt công việc đó. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Mình từng không thích nấu ăn, nhưng một lần bắt buộc phải vào bếp, sau mấy tiếng loay hoay, mình nhận được lời khen từ những người thưởng thức bữa ăn đó, điều này khiến mình cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn với việc nấu ăn.
Nếu bạn chỉ biết điều bạn thích mà không biết điều bạn giỏi và điều mà xã hội cần, thì chưa đủ. Một phương pháp mà mình rất ấn tượng, đó là “Thuyết con nhím” – một học thuyết có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong việc định hướng nghề nghiệp. Các bạn nên thử áp dụng nhé!
4. Tập trung vào mục tiêu đã xác định là chìa khóa quan trọng của thành công trong cuộc sống. Khi đã biết rõ mục tiêu của mình, điều quan trọng là tập trung hết mình vào việc đạt được nó. Tôi đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì sự tập trung vì có quá nhiều yếu tố làm phân tâm. Tuy nhiên, qua những kinh nghiệm tích lũy, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc giữ vững sự tập trung và đã học được cách thức để làm điều đó.
Tập trung là chìa khóa của mọi thành công trong cuộc sống, một câu nói mà tôi tin chắc rằng bạn đã từng nghe đến. Khi đã xác định được mục tiêu, việc quan trọng nhất là tập trung vào nó. Tôi thừa nhận rằng tôi đã gặp khó khăn lớn nhất khi phải duy trì sự tập trung vào mục tiêu của mình, bởi vì có quá nhiều yếu tố làm phân tâm. Tuy nhiên, tôi đã học được từ những người thành công rằng kỷ luật bản thân là chìa khóa quan trọng để duy trì sự tập trung và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc xác định mục tiêu và học hỏi từ những người thành công. Tôi hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ.