Xin chào mọi người, có lẽ đây là bài viết đầu tiên của tôi liên quan đến công việc hiện tại. Tôi là Tuệ Tử, một nhiếp ảnh gia tự do. Tôi chưa bao giờ tự xưng là một nhiếp ảnh gia (theo cách gọi của các bạn hiện nay là một photographer ), bởi vì tôi vẫn cần phải học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa.
...Đây là vài dòng chia sẻ của tôi.
1. Về Thiết Bị
Có lẽ năm 2019 là năm tôi thay đổi rất nhiều, từ một kỹ thuật viên khô khan, tôi đã trở thành một nhiếp ảnh gia tự do. Thách thức lớn nhất đối với tôi có lẽ là tìm kiếm một chiếc máy phù hợp. Trên thị trường hiện nay, chúng ta bị choáng ngợp bởi vô số các loại máy ảnh với nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt trong thời đại Internet phát triển, thiết bị nghe - nhìn càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy là nên chọn một chiếc máy ảnh đắt tiền hay một chiếc phù hợp với túi tiền để bắt đầu?
Đối với tôi, không có sự lựa chọn nào tốt hơn. Tôi quyết định tự học nhiếp ảnh từ đầu và chọn cho mình một hướng đi rõ ràng. Tôi học từ Youtube, sách vở, bạn bè, phim ảnh, tài liệu,... Sau khi nắm vững mọi thứ, tôi quyết định chọn một chiếc Canon 7D cũ và một chiếc ống kính sigma 17-50 f2.8 để bắt đầu. Bộ này khá tiết kiệm và tôi còn dư ra một khoản tiền để mua thêm pin, thẻ nhớ, phụ kiện… Tổng cộng là khoảng gần 12 triệu đồng (một con số không nhỏ, nhưng tôi đã để dành một khoản tiết kiệm đủ để thực hiện).
Vì vậy, lời khuyên của tôi cho các bạn là, hãy mua một chiếc máy cũ, dành tiền để mua phụ kiện và có một đầu óc đầy kiến thức. Sau vài năm đi học và làm việc như một nhân viên kỹ thuật đã dạy cho tôi rằng 'Các thiết bị điện tử luôn tiến bộ, nhưng không phải vì vậy mà chúng kém chất lượng, hãy tận dụng hết khả năng của chúng cùng một trí tuệ thông minh'
Canon 7D được ra mắt từ năm 2009 và cho đến nay nó vẫn là một chiếc máy rất tốt để bạn chụp ảnh. Đặc biệt là với phong cách màu sắc từ chiếc máy này khá là đặc biệt và phù hợp với xu hướng hiện nay.
Nguồn: Tác giả
Ảnh chụp bằng Canon 7D + ống kính Sigma 17-50 f2.8
2. Về Kiến Thức
Có lẽ chưa bao giờ, nhu cầu về hình ảnh và video lại lớn đến như vậy như hiện nay. Máy ảnh và điện thoại liên tục được cải tiến, sau đó là hàng ngàn phần mềm chỉnh sửa ảnh, video, màu sắc và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, kiến thức là thứ cổ điển, ít thay đổi và cũng ít được biết đến khi ai đó quyết định chụp ảnh.
Hãy Học Cách Đo Ánh Sáng
Khi bạn hiểu về ánh sáng, bạn có thể tự do và dễ dàng phối hợp các màu sắc.
Nguồn: Tác giả
Ánh Sáng Tạo Nên Cảm Xúc - Iso: 160 - Tốc: 1/125 - Khẩu: f2.8 - Điểm đo ánh sáng : Vai và Khung Cửa Sổ. Tác giả : Tuệ Tử
3. Màu Sắc và Ánh Sáng, Môi Trường...
Nếu bạn đã đọc đến đây, cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc những điều mình chia sẻ ở trên. Có lẽ, bạn đã bắt đầu suy nghĩ về việc tìm kiếm trên Google với từ khóa: 'Bố Cục'. Tôi cam đoan rằng sẽ rất ít nơi giúp bạn hiểu rõ hai khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh đó là sử dụng ánh sáng và màu sắc.
Hãy tìm kiếm từ khóa 'Bảng Màu Ảnh' trên Google
Một bức ảnh cần phải có sự đa dạng về màu sắc, để khi bạn phối màu sẽ dễ dàng và chính xác mà không làm mất đi tính tự nhiên của bức ảnh.
Tại sao những bức ảnh vintage thường đến từ những khu chung cư cũ, và tại sao một bức ảnh chụp ở Hong Kong thường cần những ánh sáng tím, vàng của những bóng đèn neon? Màu sắc của những năm 90, những bảng hiệu sáng đèn neon là những yếu tố quan trọng bạn cần phải chú ý. Màu sắc của chúng rất đơn giản và việc chỉnh sửa sau chụp cũng không cần phải phức tạp.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Tác giả
Những gam màu cổ điển luôn có mặt xung quanh chúng ta. Chúng làm nổi bật cảm xúc - Tác giả : Tuệ Tử
Nguồn: Tác giả
Về ánh sáng, sau khi bạn học cách đo sáng đúng, bạn sẽ hiểu rõ hơn.
Bạn đo ánh sáng ở đâu? - Chỉ bạn mới biết
Trong phần tiếp theo, mình sẽ viết nhiều hơn. Nếu bạn cần, bạn có thể liên hệ với mình qua Facebook: Tuệ Tuệ (Tuệ Tử)
Mình không bán hàng hoặc tham gia mạng lưới đa cấp, đơn giản đây là cơ hội để trao đổi về nhiếp ảnh cùng mọi người.
Mình là Tuệ Tử, một nhiếp ảnh gia tự do.