1. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ cần ăn hoa quả gì?
Hoa quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp làm giảm mức độ Cholesterol và chất béo trong máu, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch. Việc ăn nhiều hoa quả không chỉ cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, cao huyết áp, và béo phì.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Có nhiều loại hoa quả có thể giúp bạn giảm mỡ máu một cách hiệu quả, nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như sau:
1.1. Chuối
Chuối không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa nhiều khoáng chất như Magiê, Kali và đường tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, các khoáng chất này cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tắc nghẽn động mạch não ở bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
1.2. Họ trái cây có múi
Nếu bạn đang lo lắng về việc người bị máu nhiễm mỡ nên ăn loại hoa quả nào, thì nhất định không thể bỏ qua các loại trái cây có vỏ như chanh, cam, bưởi, quýt,… Các loại trái cây này đều giàu chất hesperidin giúp hạ huyết áp hiệu quả. Hơn nữa, chất xơ pectin kết hợp với limonoid trong chúng giúp ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch, làm giảm Cholesterol xấu và giảm mỡ máu.
Thường xuyên ăn các loại trái cây này được khuyến khích để cân bằng cholesterol và chất béo trong máu.
1.3. Cà chua
Cà chua không chỉ là một loại rau được sử dụng phổ biến trong nấu nướng với màu sắc bắt mắt và hương vị dễ chịu. Thực tế, cà chua cũng là thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn các biến chứng về tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, các loại Vitamin A, B, C, K trong cà chua cũng rất có ích cho làn da và sức khỏe của mắt.
1.4. Trái bơ
Nhiều người nghĩ rằng ăn bơ có vị béo sẽ làm tăng nguy cơ cho bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, chất béo trong bơ là chất béo không bão hòa đơn không chỉ không gây tăng mỡ máu mà còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Các loại vitamin có trong trái bơ như vitamin B5, B6, vitamin E, vitamin C giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ và các biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ.
1.5. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và cung cấp chất xơ tốt, giúp bệnh nhân máu nhiễm mỡ duy trì huyết áp ổn định cùng mức mỡ máu lý tưởng.
2. Thực phẩm tốt giúp giảm mỡ máu
Ngoài việc biết máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả nào, người bệnh cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm đa dạng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh mỡ máu hiệu quả.
2.1. Nước trà xanh
Nước trà xanh chứa nhiều chất catechin và flavonoid, đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả. Các chất này tham gia vào quá trình chống oxy hóa và kiểm soát sản xuất cholesterol.
Nước trà xanh có lợi cho người bị máu nhiễm mỡ
Các nghiên cứu cũng cho thấy uống trà xanh hàng ngày giúp giảm cholesterol toàn phần một cách hiệu quả (lên đến 7 mg/dL), đặc biệt là cholesterol xấu. Hơn nữa, trà xanh còn giúp tăng cường quá trình loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu.
Do đó, đây là một thức uống không thể thiếu đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Bạn có thể uống lá trà tươi hoặc pha từ lá trà khô, sử dụng hàng ngày như nước uống, tránh uống khi đói và trước khi đi ngủ.
2.2. Tăng cường chất xơ
Mặc dù hoa quả cũng cung cấp chất xơ, nhưng cần bổ sung thêm chất xơ hòa tan từ ngũ cốc, hạt, đậu, táo hoặc hạt lanh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ chất xơ hòa tan đều đặn (5 - 10g mỗi ngày) giúp giảm từ 5 - 10% cholesterol toàn phần, đặc biệt là cholesterol xấu.
Khi chất xơ nhập vào cơ thể, nó sẽ hấp thụ nước và tạo ra hỗn hợp sệt có khả năng hấp thụ mật - chất mà gan sản xuất từ chất béo. Do mật này được chất xơ hấp thụ và bài tiết qua phân, gan sẽ sản xuất nhiều cholesterol hơn để tạo ra mật hơn, giúp người bệnh giảm mỡ máu.
Tỏi là một loại gia vị giàu Vitamin và chất chống oxy hóa
2.3. Gia vị
Gia vị không chỉ làm cho món ăn thêm thơm ngon mà còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mỡ máu và chuyển hóa lipid hiệu quả. Một số loại gia vị như tỏi còn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa tốt giúp giảm nguy cơ mảng xơ vữa động mạch.
Các loại gia vị tốt cần bổ sung vào chế độ ăn như: nghệ, tỏi, gừng, đinh hương, quế, tiêu, bạc hà,…
3. Lưu ý khác về chế độ ăn cho người bị máu nhiễm mỡ
Người bị máu nhiễm mỡ cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống sau để giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và huyết áp:
Ăn ít muối: Hạn chế muối dưới 5g/ngày, tránh sử dụng muối trong nấu ăn và tránh thực phẩm đóng hộp.
Giảm thực phẩm giàu cholesterol: Hạn chế ăn các thực phẩm này hàng ngày như trứng (không quá 2 quả/ngày), não, gan, các bộ phận nội tạng động vật, thịt đỏ (bò, lợn,…). Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè,…
Giảm đồ uống có cồn như rượu, bia,… vì chúng làm trở ngại cho quá trình điều trị máu nhiễm mỡ, thúc đẩy tiến triển của bệnh sang viêm gan, xơ gan.
Đồ uống có cồn gây cản trở cho việc điều trị máu nhiễm mỡ
Giảm đường: Hạn chế uống đồ uống hoặc thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,…
Tránh ăn quá muộn: Ăn quá muộn vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể làm cho cholesterol không được tiêu hóa và sử dụng, dẫn đến tích tụ dễ dàng và gây xơ vữa động mạch.