Làm thế nào để hồi phục sau khi trải qua tổn thương tâm lý?
Đây thực sự là một câu hỏi mà nhiều trong số chúng ta đã phải đối mặt ở nhiều giai đoạn trong cuộc sống. Và hiện nay, đây có thể là một thời điểm như vậy. May mắn là, có rất nhiều người thông minh và sâu sắc có thể cung cấp lời khuyên quý báu về vấn đề này. Gần đây, tôi đã đọc một cuốn sách mà tôi nghĩ rằng rất hữu ích của Tiến sĩ Edith Eva Eger.
LỰA CHỌN (Tạm dịch: Sự Lựa Chọn) không chỉ là một cuốn hồi ký, mà còn là một cuốn sách hướng dẫn hỗ trợ việc chữa lành tổn thương tâm lý. Melinda đã giới thiệu cho tôi cuốn sách này, và tôi cảm thấy rất may mắn vì điều đó. Điều đặc biệt của cuốn sách là câu chuyện về cuộc đời của Eger. Cô ấy là một nạn nhân của trại tập trung Auschwitz và là một nhà trị liệu chuyên nghiệp. Sự kết hợp này đã mang lại cho cô ấy một cái nhìn sâu sắc về quá trình chữa lành của con người.
Edith vẫn còn rất trẻ khi gia đình cô bị trục xuất khỏi Hungary và bị gửi đến trại tử thần ở Auschwitz. Cô bị tách ra khỏi cha mẹ và không bao giờ có cơ hội gặp lại họ. Tuy nhiên, Edith và chị em gái của cô, Magda, vẫn được ở cùng nhau và giúp đỡ nhau vượt qua nhiều sự kiện khủng khiếp trong những năm tiếp theo.
Ngay cả sau khi được giải thoát, nỗi đau của Edith vẫn còn. Tôi không muốn nói ra chi tiết, nhưng cuốn sách đưa ra một cái nhìn về tình hình hỗn loạn ở Châu Âu sau chiến tranh. Câu chuyện về cuộc đời Eger là một lời nhắc nhở về những bản tính xấu xa của con người khi trật tự xã hội tan rã. Dù đã được giải thoát, Edith vẫn cảm thấy mình là nạn nhân, và những vết thương về thể xác ở Auschwitz vẫn còn đọng lại.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Edith đã gặp được một người đàn ông, sau này là chồng của cô và họ cùng nhau chuyển đến Hoa Kỳ. Sau vài năm khó khăn, cô lập gia đình và học tiếng Anh để theo học tâm lý học tại trường Đại học Texas, El Paso. Dẫu vậy, quá khứ vẫn không ngừng ám ảnh Edith. Cô thường cảm thấy bấn loạn, tái tê mỗi khi những ký ước ở trại tập trung ùa về.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi một người bạn đưa cho Edith một bản sao cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống (Man’s Search for Meaning) của Viktor Frankl. Frankl cũng là một tù nhân ở Auschwitz và tác phẩm của ông đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong triết lý trị liệu của Edith. Bài học mà cô học từ cuốn sách là “mỗi phút, mỗi giây là một sự lựa chọn. Dù cuộc sống có mệt mỏi, buồn bã, căng thẳng và đau đớn thế nào, chúng ta vẫn có thể quyết định cách mình đối diện với mọi thứ.” (Tôi đã đọc cuốn Đi Tìm Lẽ Sống cách đây vài năm, vì thế tôi hiểu tại sao nó lại ảnh hưởng lớn đến Edith như vậy.)
Tôi nghĩ việc chỉ ra cách mà cô ấy áp dụng phương pháp tiếp cận của mình vào những tình huống hàng ngày cũng không kém phần quan trọng. Trong một phần đầu ấn tượng của cuốn sách, Edith kể về một bệnh nhân đã khóc lóc về việc chiếc xe mới mua của cô ấy bị sơn màu vàng. Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là nghĩ rằng đó là một phản ứng quá nhỏ bé của một phụ nữ. Làm sao cô ấy có thể buồn bã vì một điều nhỏ nhặt như vậy trong khi có nhiều vấn đề lớn hơn xảy ra trên thế giới?
Tuy nhiên, Edith không cảm thấy như vậy. Cô nhận ra rằng “nước mắt về một chiếc xe bị sơn sai màu thực ra là nước mắt chứa đựng những điều lớn lao hơn mà cô ta đã trải qua trong quá khứ mà không nhận được sự hỗ trợ như mong đợi.” Người bệnh đã chuyển từ trạng thái cô đơn về mặt cảm xúc sang sự thất vọng về mặt vật chất. Edith đã đưa ra một trường hợp đầy đồng cảm và thấu hiểu để cho thấy rằng người phụ nữ này đã trải qua một cuộc sống không trọn vẹn và vì thế cô ta bám víu vào những điều tưởng chừng như không đáng kể. Edith đã làm lành nỗi đau của bệnh nhân này giống như cách cô đã làm với biết bao người khác.
Tôi thực sự thích thú với phương pháp của cô ấy, vì nó đã chỉ ra rằng luôn có cách để trở nên tốt hơn dù bạn đang phải trải qua những điều khó khăn. Con người vẫn có thể vượt qua khó khăn và cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống, dù có những sự kiện kinh hoàng không xảy ra. Rằng mọi nỗi đau đều xứng đáng được quan tâm và chữa trị.
Hãy nhớ rằng trên cuộc đời này “nỗi đau không bao giờ nhẹ nhàng”, theo lời Edith nói. Khi bạn đang đau đớn vì điều gì đó, cảm giác đó là thực tế - ngay cả khi bạn nghĩ rằng những gì bạn đang trải qua chỉ là những vấn đề nhỏ bé so với những người sống sót qua Auschwitz hoặc những người phải đối mặt với căn bệnh nặng nề của con cái. Trong bối cảnh hiện tại, điều này trở nên vô cùng quan trọng khi mọi người đang trải qua những trải nghiệm khác nhau trong đại dịch COVID-19.
Mặc dù giai đoạn đầu của cuộc đời của Edith là lý do khiến bạn quyết định đọc The Choice, nhưng chính cách nhìn của cô ấy với tư cách một nhà trị liệu mới là điều khiến bạn không thể quên sau khi bạn đã đọc xong cuốn sách. Tôi hi vọng cuốn sách sẽ mang lại sự an ủi cho bạn trong thời kỳ đầy thách thức này.
Trịnh Tố Uyên | Nguồn từ Bill Gates (Gatesnotes.com)