Tổng hợp hơn 30 bài văn Lựa chọn một chủ đề phù hợp từ phần Viết để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu mới tốt nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 30 Lựa chọn một chủ đề phù hợp từ phần Viết để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu mới (tốt nhất).
Đề bài:
Chủ đề: Đặc điểm sân khấu tuồng
Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc biệt của Việt Nam được hình thành trên cơ sở của ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Tuồng bắt nguồn từ thời nhà Tiền Lê và có sự giao thoa, tiếp nhận cách biểu diễn và hóa trang của hí kịch Trung Hoa. Tuy nhiên, thời điểm tuồng được đưa vào nước ta vẫn chưa được xác định cụ thể. Sân khấu tuồng là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra những vở kịch tuồng đặc sắc.
Khác biệt so với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương, tuồng mang theo một không khí hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung với tổ quốc, hy sinh vì lẽ nghĩa, những bài học về đạo đức giữa lẻn xẻn giữa cá nhân và cộng đồng, gia đình và tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng. Có thể nói tuồng là sân khấu của những anh hùng... Tuồng cũng được biểu diễn ở sân đình, trong các lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng, đôi khi cũng có tư nhân thuê đoàn hát tuồng về biểu diễn tại nhà thì thường có thêm trống lèo hoặc thẻ tre để khi có tới cao trào hoặc diễn viên có những câu hát hay thì đánh tưởng thưởng hoặc ném thẻ để tính tiền thưởng khi vãn tuồng.
Trên sân khấu Tuồng, tất cả bắt đầu từ diễn viên. Cùng với diễn viên, cảnh tượng mới dần hiện ra; địa điểm và thời gian mới được xác định. Một câu hát, một điệu múa, nghệ sĩ tạo ra một thế giới tưởng tượng; từ biển cả mênh mông đến núi rừng bát ngát; từ triều đình đến bãi chiến trường. Diễn viên phải hóa trang hoặc đeo mặt nạ để thể hiện đặc điểm nhân vật như: trung, gian, nịnh, hề, tướng,... và phải di chuyển, đi bộ phù hợp với từng loại nhân vật. Khán giả thông qua biểu diễn của diễn viên không chỉ nhận biết được sự thay đổi về không gian, thời gian mà còn cảm nhận được xung đột nội tâm của nhân vật.
Diễn xuất trong Tuồng thường mang tính ước lệ và trình thức, tức là sử dụng cách biểu diễn khuếch đại hơn thực tế để khán giả cảm nhận dễ dàng hơn. Điệu múa của nghệ sĩ càng nhỏ càng nhanh và cần tăng cường điệu thì khán giả mới nhận ra. Cách di chuyển của nghệ sĩ cũng phản ánh tâm trạng của nhân vật. Mỗi nhân vật trong Tuồng lại có cách diễn khác nhau, nhân vật chính thường trực diện, cứng nhắc, đi đứng đàng hoàng, còn nhân vật phản diện thì gian xảo, láo liên, uốn éo.
Ngoài diễn viên, các yếu tố khác như điệu múa, lời ca, âm nhạc và các dụng cụ trên sân khấu cũng rất quan trọng trong Tuồng. Lời ca phải sử dụng giọng lớn, cao và rõ ràng. Điều quan trọng nhất trong hát bội là 'nói lối', tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các bài hát khác. Các nhân vật trong Tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào, đào võ, lão,... mỗi nhân vật lại có cách hóa trang riêng. Màu sắc thường sử dụng để hóa trang là trắng, đỏ, xanh và đen.
Trong Tuồng, âm nhạc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Âm nhạc không chỉ làm nền cho hát, múa mà còn thể hiện tình cảm của nhân vật và là cầu nối giữa thế giới nội tâm của nhân vật với khán giả. Dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ (trống, thanh la, mõ...), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu...) và bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...).
Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung với tổ quốc, hy sinh vì đại nghĩa, những bài học về đạo đức giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Những vấn đề nghiên cứu từ kịch bản Tuồng đến sân khấu biểu diễn Tuồng vẫn còn nhiều và cần được khám phá. Cùng với sự phát triển của con người và xã hội, những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đang đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết.