
Lưu Trọng Lư | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 19 tháng 6 năm 1911 |
Nơi sinh | Quảng Bình, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 10 tháng 8, 1991 | (80 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội, Việt Nam |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, nhà viết kịch |
Lĩnh vực | văn học nghệ thuật, Thơ Việt Nam, kịch |
Sự nghiệp văn học | |
Giai đoạn sáng tác | 1932 - 1991 |
Tác phẩm | Tiếng thu, Trăng lên, Nắng mới |
Lưu Trọng Lư (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1911 và mất ngày 10 tháng 8 năm 1991) là một nhà thơ, nhà văn, và nhà soạn kịch nổi bật của Việt Nam.
Tiểu sử
Lưu Trọng Lư sinh ra tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học và quan lại. Thuở nhỏ, ông theo học tại trường tỉnh, sau đó chuyển đến Huế và Hà Nội để học tiếp, nhưng sau đó đã bỏ học để theo đuổi sự nghiệp dạy học, viết văn và làm báo.
Năm 1932, ông tham gia phong trào Thơ mới với vai trò là một trong những nhà thơ tiên phong, nhiệt huyết nhất.
Năm 1933-1934, ông đề xuất việc thành lập Ngân Sơn tùng thư tại Huế.
Vào năm 1941, các tác phẩm thơ của ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia vào các hoạt động văn hóa cứu quốc tại Huế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền văn nghệ tại Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
Sau năm 1954, ông làm việc tại Bộ Văn hóa và giữ chức Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Vào năm 1957, ông trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngày 10 tháng 8 năm 1991, Lưu Trọng Lư qua đời tại Hà Nội, thọ 80 tuổi. Sau khi qua đời, ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển. Hài cốt ông được đưa về an táng tại Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM vào năm 1996. Ông đã được vinh danh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm 2000.
Con trai thứ 9 của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
Tác phẩm
Thơ
- Tiếng thu (1939), bao gồm 52 bài thơ
- Tỏa sáng đôi bờ (1959)
- Người con gái sông Gianh (1966)
- Từ đất này (1971)
- Chị em (1973)
- Bâng khuâng (1988)
- Bao la sầu (1989)
- Cung đàn mùa xuân (nhạc Cao Việt Bách)
- Nắng mới (in trong tập thơ 'Tiếng thu' năm 1939)
Sân khấu
- Nữ diễn viên miền Nam (thể loại cải lương)
- Cây thanh trà (cải lương)
- Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
- Anh Trỗi (kịch nói)
- Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ, năm 1973)
Văn xuôi
- Người sơn nhân (tập truyện ngắn, năm 1933)
- Những nét đan thanh (truyện ngắn, năm 1934)
- Huyền Không động (truyện ngắn, năm 1935)
- Cô Nguyệt (truyện ngắn, năm 1937)
- Con đười ươi (truyện ngắn, năm 1938)
- Huế - một buổi chiều (truyện ngắn, năm 1938)
- Một người đau khổ (truyện ngắn, năm 1939)
- Chạy loạn (truyện ngắn, năm 1939)
- Cô gái tân thời (truyện ngắn, năm 1939)
- Một tháng với ma (truyện ngắn, năm 1940)
- Chiếc cáng xanh (truyện dài, năm 1941)
- Khói lam chiều (truyện dài, năm 194l)
- Cô Nhung (truyện ngắn, năm 1941)
- Mẹ con (truyện ngắn, năm 1942)
- Em là gái trong khung cửa (truyện ngắn, năm 1942)
- Dòng họ (truyện ngắn, năm 1943)
- Hổ với Mọi (truyện ngắn, năm 1944)
- Chiến khu Thừa Thiên (truyện vừa, năm 1952)
- Truyện cô Nhụy (truyện vừa, năm 1962)
- Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, năm 1978)
- Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, năm 1989)
Đánh giá
Là một trong những tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là tiếng lòng thổn thức, cộng hưởng với tiếng lòng của chính người sáng tác, đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới. Hình ảnh:
- ...Con nai vàng ngẩn ngơ
- Đạp trên lá vàng khô...
- (Tiếng thu)
hay người mẹ trong:
- ...Nụ cười đen nhánh sau tay áo
- Trong nắng trưa hè chiếc lá vàng rụng
- (Nắng mới)
trong thơ của Lưu Trọng Lư đã trở thành những biểu tượng vượt thời gian.
Thơ của Lưu Trọng Lư
Trích giới thiệu:
|
|
Bài thơ Tiếng thu đã được nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, và Hữu Xuân phổ nhạc thành bài hát cùng tên, trong khi bài thơ Một mùa đông cũng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành bài hát Mắt buồn.
Sách tham khảo
- Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học tái bản năm 1988.
- Nguyễn Văn Long, mục từ Lưu Trọng Lư trong Từ điển văn học (bộ mới). NXB Thế giới, 2004.