Từ ngày 1/8, để di chuyển trên các tuyến cao tốc, phương tiện cần phải dán thẻ ETC. Theo quy định, nếu xe không dán thẻ ETC mà vẫn vào cao tốc, người lái sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
Theo Thông báo số 186/TB-VPCP, Bộ GTVT và các địa phương sẽ chỉ đạo hoàn thành việc lắp đặt làn thu phí còn lại trước ngày 31/7/2022 để triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc từ ngày 1/8/2022, triển khai thu phí tự động trên toàn bộ tuyến cao tốc.
Từ tháng 8, để di chuyển trên tuyến cao tốc thu phí tự động, phương tiện phải dán thẻ ETC. Theo quy định, nếu lái xe vào cao tốc mà không dán thẻ ETC, lái xe sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
Để tránh bị phạt, chủ xe cần lưu ý sau khi dán thẻ ETC.
Có nên sử dụng cả hai loại thẻ ETC?
Hiện nay, chủ xe có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC cho thẻ ePass của VDTC hoặc thẻ e-Tag của VETC. Cả hai đều kết nối với trạm ETC, vì vậy khách hàng có thể chọn bất kỳ công ty nào để đăng ký dịch vụ.
Tuy nhiên, mỗi xe chỉ được dán 1 thẻ e-Tag hoặc ePass. Nếu chủ xe cố ý dán hai thẻ từ hai nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, sẽ gây ra lỗi khi đi qua trạm vì máy quét không thể nhận diện đúng phương tiện và tài khoản.
Chuẩn bị những giấy tờ nào để dán thẻ ETC không dừng?
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
- Giấy đề nghị mở tài khoản trên website/app ePass hoặc biểu mẫu đăng ký tại các điểm làm thẻ của VDTC.
- Số CV/QĐ (đối với cơ quan nhà nước).
- CMT/Thẻ căn cước/Hộ chiếu (người đại diện hoặc được ủy quyền): Bản sao công chứng có hiệu lực.
- Giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện).
- Giấy đăng ký xe: Bản gốc hoặc bản sao công chứng và còn hiệu lực.
- Giấy đăng kiểm xe: Bản gốc hoặc bản sao công chứng và còn hiệu lực.
- Giấy vay ngân hàng: Đối với xe trả góp, cần có xác nhận từ ngân hàng.
Nên dán thẻ ở vị trí nào trên ô tô?
Hiện nay, thẻ thu phí tự động không dừng thường được dán ở hai vị trí trên phương tiện là bên trong kính lái và bên ngoài đèn pha. Khi dán thẻ ETC trên đèn xe, thẻ cần dán ở đèn phía trước ghế lái phụ, vị trí giữa đèn (cách tất cả các cạnh đèn tối thiểu 2-3cm).
Nếu dán thẻ ETC trên kính xe, thẻ phải dán ở mặt trong kính phía trước ghế lái phụ, cách mép dưới kính 10cm và cách mép phải 5cm. Tuy nhiên, nếu kính ôtô có dán phim cách nhiệt thì hệ thống đầu đọc sẽ không quét được thông tin trên thẻ nên chủ xe cần phải chọn dán trên đèn xe.
Ngoài ra, sau khi thẻ đã được dán, không thể bóc ra và dán lại vì có thể làm hỏng chip của thẻ, làm cho máy đọc không nhận diện được.
Số dư tối thiểu trong tài khoản thanh toán cho việc thu phí không dừng là một lần phí khi qua trạm
Sau khi nhận được dịch vụ dán thẻ, chủ xe cần tải ứng dụng (ePass hoặc VETC) về điện thoại để sử dụng. Ứng dụng sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như thông tin về xe, số tiền trong tài khoản, thời gian và mức phí khi đi qua từng trạm, cùng các thông tin khác liên quan. Nhân viên dán thẻ sẽ hỗ trợ khởi tạo và đăng nhập vào ứng dụng.
Để nạp tiền vào tài khoản sử dụng thẻ thu phí tự động không dừng, chủ xe có thể thực hiện trên ứng dụng hoặc thanh toán qua Mobile Banking, VNPay, VNPTePay... liên kết với ứng dụng. Phí nạp tiền dao động từ 0,7-1% tùy vào hình thức thanh toán.
Để tránh phí, tài xế có thể chọn chuyển khoản từ ngân hàng không mất phí đến nhà cung cấp dịch vụ. Số tài khoản sẽ được cung cấp sau khi dán thẻ. VETC miễn phí đăng ký lần đầu và lần hai sẽ là 120.000 đồng cho mỗi xe.
Lưu ý, nếu xe đã dán thẻ thu phí tự động nhưng số dư trong tài khoản không đủ để thanh toán khi đi qua làn ETC, và vẫn cố tình tiếp tục đi vào, tài xế sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Do đó, điều kiện cần là trong tài khoản giao thông của khách hàng phải có số dư tối thiểu một lần phí khi đi qua trạm.