Luyện nghe tiếng Nhật cấp độ N3
Chứng chỉ tiếng Nhật cấp độ N3 yêu cầu học viên có khả năng nghe và áp dụng ngôn ngữ Nhật trong cuộc sống hàng ngày như: Giao tiếp đa dạng, văn chương, báo chí đơn giản... Để đạt được trình độ này, học viên không chỉ cần nắm vững kiến thức về tiếng Nhật cấp độ N3, mà còn phải biết áp dụng kiến thức và đặc biệt là luyện nghe tốt như người bản xứ.
Kiến thức cấp độ N3
Chứng chỉ JLPT cấp N3 yêu cầu học viên học ít nhất trên mức cơ bản (khoảng 450 giờ học). Trong đó kiến thức cơ bản nắm chắc bao gồm:
- Khoảng 650 chữ Hán (Kanji)
- Khoảng 3750 từ vựng cơ bản
- Nắm chắc ngữ pháp và kỹ năng nghe đọc sơ cấp.
Luyện nghe tiếng Nhật cấp độ N3
Do mẫu đề thi JLPT được công khai, vì vậy các bạn có thể dễ dàng tổng hợp phần nghe theo chuẩn đề thi. Các bạn học viên nên luyện nghe theo đúng đề thi mẫu được cung cấp. Cấu trúc phần nghe trong đề thi N3 như sau:
Phần nghe bao gồm 28 câu hỏi, các bạn sẽ dành khoảng 40 phút để làm phần này.
- 6 Câu hỏi nghe- hiểu: Hội thoại đưa ra các tình huống và câu hỏi, thường hỏi nhân vật sẽ làm gì (trả lời như thế nào) tiếp theo.
- 6 câu hỏi tìm hiểu từ khóa: Bài nghe và câu hỏi được đưa ra trước, yêu cầu tìm từ khóa chính để suy luận, hiểu bài và trả lời câu hỏi.
- 3 câu hỏi hiểu tổng quát: Nghe hội thoại trước, nghe câu hỏi sau. Kiểm tra mức độ nghe và hiểu bài về ý chính và tóm tắt của hội thoại.
- 4 câu Miêu tả bằng lời nói: Trả lời theo tình huống
- 9 câu hỏi Trả lời nhanh: nghe câu hỏi ngắn và trả lời câu hỏi thích hợp.
Luyện nghe tiếng Nhật hàng ngày qua việc học tiếng Nhật online
Những câu hỏi ban đầu, các học viên cần tập trung vào từ vựng, cách phát âm và nhận diện từ khóa của bài để có thể suy luận chính xác. Tuy nhiên, ở hai phần cuối của bài nghe, đó là phần mới trong đề thi JLPT, đòi hỏi người nghe phải có kỹ năng nghe và quen thuộc với các cuộc đối thoại thông thường trong đời sống. Do đó, học viên cần bắt đầu luyện nghe ngay từ hôm nay, làm quen với các loại hội thoại đa dạng như: hội thoại đơn giản, giao tiếp hàng ngày, thảo luận chuyên sâu (kiến thức, chuyên ngành...), phát thanh, truyền hình hoặc phim ảnh....