1. Cảm giác lạnh đột ngột là gì?
Lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với sự biến đổi nhiệt độ đột ngột hoặc môi trường không phù hợp, khi đó cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để duy trì nhiệt độ. Khi bạn cảm thấy lạnh đột ngột, không cần quá lo lắng vì điều này là bình thường của cơ thể.
Cảm giác lạnh là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với sự biến đổi đột ngột của điều kiện thời tiết
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh và trạng thái này kéo dài trong vài phút và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, run, cảm giác lạnh buốt ở chân tay,... thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Lúc này, việc cảm thấy lạnh không phải là một phản ứng tự nhiên của cơ thể mà có thể là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh tật. Bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.
2. Lí do khiến bạn cảm thấy lạnh đột ngột
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra cảm giác lạnh đột ngột:
- Do bị cúm: Khi mắc bệnh cúm, cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và các bộ phận như hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề,... Người mắc cúm thường gặp đau đầu, ho. Khi đó, cơ thể có thể có nhiệt độ cao lên đến 40 độ, nhưng bên ngoài lại cảm thấy lạnh và thường xuyên cảm thấy lạnh lẽo.
- Do bị nhiễm trùng: Một trong những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng là cảm giác lạnh đột ngột, ví dụ như khi mắc viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài triệu chứng này, khi bị nhiễm trùng, bạn có thể gặp sốt, nghẹt mũi, ho, đau bụng, buồn nôn,...
- Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu có thể khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và cảm giác lạnh đột ngột. Bệnh có thể do yếu tố di truyền, hoặc do ăn uống không cân đối, hoặc cũng có thể do các vấn đề về tim mạch gây ra.
- Do giảm nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ trung bình của cơ thể là khoảng 37 độ C. Nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C, đó được coi là tình trạng giảm nhiệt độ cơ thể. Khi đó, bạn dễ cảm thấy lạnh đột ngột, rùng mình. Nếu bạn cảm thấy lạnh kèm theo các triệu chứng như thở chậm, nói lắp, mạch yếu,... bạn nên đi khám sớm.
Cảm giác lạnh đột ngột do suy giảm chức năng tuyến giáp
- Suy giáp: Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Một trong những chức năng quan trọng của tuyến giáp là sản xuất hormone để duy trì nhiệt độ cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động bình thường.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, gây ra các triệu chứng như cảm giác lạnh, run người, tăng cân, cơ bắp yếu, mệt mỏi, buồn bã, và sưng mặt.
Điều trị suy giáp thường bao gồm việc sử dụng thuốc bổ sung hormone hàng ngày.
- Hạ đường huyết cũng có thể gây ra cảm giác lạnh đột ngột, tuy nhiên, điều này thường không phổ biến. Thiếu glucose có thể gây ra lạnh, cùng với cảm giác run, chóng mặt, mệt mỏi, và đổ mồ hôi.
- Bệnh Raynaud: Bệnh này có thể khiến bạn cảm thấy lạnh ở chân, tay, mũi, môi, và tai khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Một số phần của cơ thể có thể bị tê hoặc đổi màu khi gặp nhiệt độ lạnh.
Cơ thể quá gầy dễ dẫn đến suy dinh dưỡng và cũng dễ bị ớn lạnh
- Do quá gầy: Người quá gầy thường do ăn không đủ chất, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi thiếu chất béo cần thiết, cơ thể không thể giữ ấm. Do đó, khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh.
Nếu quá gầy dẫn đến suy dinh dưỡng, bạn có thể gặp mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung, da nhợt nhạt, cơ thể yếu, dễ ngất xỉu, rối loạn kinh nguyệt,... Cần phải cải thiện sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra cảm giác ớn lạnh đột ngột. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để biết tác dụng phụ. Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, cần đến bệnh viện thăm khám sớm.
Ớn lạnh có thể do sự lo lắng quá mức
Phản ứng cảm xúc: Nếu bạn trải qua những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, như lo lắng, sợ hãi về một vấn đề nào đó, cơ thể dễ bị ớn lạnh. Không chỉ là cảm xúc tiêu cực, ngay cả cảm xúc tích cực cũng có thể gây ra ớn lạnh, ví dụ khi nghe một bản nhạc xúc động, một bài diễn thuyết hay,...
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng ớn lạnh đột ngột mà bạn có thể tham khảo. Nếu ớn lạnh đi kèm với dấu hiệu nghi ngờ về bệnh lý hoặc không rõ nguyên nhân, lặp đi lặp lại gây mệt mỏi,... bạn không nên bỏ qua, mà hãy đi khám sớm để được điều trị, phòng tránh nguy cơ bệnh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.