Có hơn 4.900 chiếc Stryker đã hoạt động kể từ khi đưa vào sử dụng năm 2002 và hầu hết trong số đó đều phục vụ cho Lục quân Mỹ. Dòng xe Stryker đã góp mặt vào mọi cuộc xung đột vũ trang lớn mà Lục quân Mỹ tham gia kể từ lần đầu tiên sử dụng, nhờ vào tính dễ vận hành và khả năng vận chuyển của nó. Các binh sĩ đã lái chúng trên những cung đường ghồ ghề ở Iraq và Afghanistan.
Đối với một phương tiện bọc thép không có bánh xích, Stryker thật sự ấn tượng. Nó có thể đạt tốc độ lên tới 100 km/giờ, vì vậy có tính cơ động cao và chạy được trên nhiều loại địa hình khác nhau. Stryker có điểm mạnh lẫn điểm yếu, bởi nó phải đánh đổi lớp giáp phòng thủ dày và hệ thống vũ khí đủ mạnh để ưu tiên cho sự cơ động.
M1126 nhẹ, cứng cáp và di chuyển nhanh
Stryker sử dụng động cơ của Caterpillar C7, công suất 260 kW. Xe có chiều dài 6,95 mét, chiều rộng 2.72 mét, chiều cao 2,64 mét và chở được 2 tài xế cùng 9 binh sĩ.
Binh lính có thể khai hỏa cả hai hệ thống vũ khí này từ xa, vì vậy không cần phải có nhân sự vận hành chúng bên trong tháp súng. Stryker còn có thể hỗ trợ súng máy M240 cỡ nòng 7,62 mm. Về lớp giáp, Stryker có thể bảo vệ người ngồi trong xe khỏi đạn có đường kính cỡ 14,5 mm cũng như khả năng chống đạn pháo 152 mm trên không. Lớp bọc thép bổ sung có thể tăng cường khả năng bảo vệ để chống lại lựu đạn phóng bằng tên lửa (RPG) và các loại vũ khí có sức nổ mạnh khác.
Linh hoạt cho nhiều tình huống
Tại Mỹ và các nước đồng minh, có nhiều biến thể của Stryker đang được vận hành, đồng thời đang có các kế hoạch nhằm biến chúng thành xe lai. Các biến thể bao gồm xe trinh sát (M1127), xe có hệ thống súng cơ động được trang bị súng trường M68A1 105 mm (M1128), xe chở súng cối cỡ 120 mm (M1129), xe của Chỉ huy (M1130), xe hỗ trợ hỏa lực (M1131), xe biệt đội công binh (M1132), xe sơ tán y tế (M1133), xe có tên lửa dẫn đường chống tăng (M1134) và xe trinh sát hạt nhân, sinh học và hóa học (M1135).
Xe bọc thép Stryker dành cho nhiệm vụ sơ tán y tế (M1133).
Điểm mạnh lớn nhất của dòng xe Stryker là khả năng kết hợp các điểm nâng cấp của nó với công nghệ tiên tiến. Vào năm 2022, Lục quân Mỹ bắt đầu trang bị cho Stryker Hệ thống Phòng không Tầm ngắn Di động Năng lượng Định hướng (DE M-SHORAD), hay vũ khí laser. Vũ khí này được thiết kế chủ yếu để phòng thủ nhưng cũng có thể đem lại năng lực tấn công nếu Lục quân chọn sử dụng chúng theo mục đích đó.
Xe Stryker trang bị tổ hợp vũ khí laser DE M-SHORAD.
Đánh đổi tính linh hoạt với khả năng tự vệ
Tuy Stryker đã được kiểm chứng trên chiến trường với nhiều thành công nhưng vẫn có nhược điểm. Khi không được trang bị lớp giáp dày nhất có thể, Stryker phải đánh đổi tính cơ động để giảm bớt khả năng tự vệ. Điều này khiến cho Stryker không phù hợp để đối đầu với xe tăng, vì xe tăng có sức mạnh và bảo vệ vượt trội, dễ tấn công Stryker bằng mọi loại vũ khí.
Nguy cơ lật xe cũng là một vấn đề đáng quan ngại với Stryker, một vấn đề thường gặp đối với xe bọc thép. Khi xe lật, không chỉ tạo ra nguy cơ cho những người bên trong mà còn làm họ trở thành mục tiêu dễ bị tấn công và gặp khó khăn khi cố gắng thoát ra khỏi xe. Với trọng tâm và khoảng sáng gầm cao, Stryker dễ lật cả trong và ngoài chiến đấu, tùy thuộc vào điều kiện lái.
Ngoài ra, nguy cơ từ thiết bị nổ tự chế (IED) cũng đáng lo ngại. Tại Iraq và Afghanistan, các tài xế Stryker phải cẩn thận tránh IED khi lái xe. Tuy nhiên, việc đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng có thể giảm thiểu rủi ro này.
Một chiếc Stryker bị lật.
Dù có một số vấn đề, tính linh hoạt trong và ngoài chiến đấu đã làm cho Stryker trở thành một phương tiện hiệu quả. Việc kết hợp giữa xe và hệ thống vũ khí laser đã chứng minh tiềm năng lớn của dòng xe này từ General Dynamics. Sự ra đời của Stryker đã mở ra một bước tiến lớn và đặt ra tiêu chuẩn mới cho xe chiến đấu bộ binh, vì vậy chắc chắn nó sẽ tiếp tục hoạt động tích cực trong tương lai.
Theo [1], [2].