Trên thế giới có một loài mèo ngay từ khi sinh ra đã không có đuôi, dù ban đầu khi nhìn vào sẽ cảm thấy chúng không cân đối, nhưng thực tế loài mèo Manx vẫn luôn được yêu thích và là đối tượng săn đón của hàng ngàn người yêu thú cưng trên toàn thế giới.

Đảo Man (Isle of Man) là một vùng đất tự trị, lãnh thổ phụ thuộc của Hoàng gia Anh, nằm ở biển Ireland giữa đảo Anh và đảo Ireland, đây cũng là nơi có nhiều truyền thuyết về các vị thần biển và quái vật đảo.
Đây cũng là quê hương của giống mèo không có đuôi, chúng là một loài động vật kỳ dị và hiếm gặp vì thấy đầu mà không thấy đuôi.
Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 18, người ta đã phát hiện ra rằng số lượng của loài mèo không có đuôi này lại dần tăng lên, vì vậy một số người đã đặt tên cho chúng là mèo Manx theo tên địa lý.
Giống như những con mèo khác, mèo của đảo Isle of Man rất dễ thương và trông khá giống với loài mèo Anh lông ngắn. Chân sau của chúng dài hơn chân trước và chúng bước đi giống như một con thỏ. Mèo Manx có đủ màu sắc và mẫu lông, mặc dù các cá thể mèo có bộ lông màu trắng hoàn toàn rất hiếm, và những con mèo có bộ lông nguyên thủy lại càng ít hơn nữa. Các biến thể mèo lông dài đôi khi được coi là một giống riêng biệt, Mèo Cymric.

Đảo Man.
Mèo Manx là một loài mèo có đặc điểm đặc trưng là không có đuôi, tuy nhiên, có một số cá thể giống này có một cái cuống nhỏ, biểu thị của việc có một cái đuôi. Gần như tất cả mọi người nhìn thấy một con mèo thuộc giống này đều hỏi: 'Đuôi của chúng ở đâu vậy?' Câu hỏi này cũng gợi lên nhiều câu chuyện về nguồn gốc của giống mèo này.
Chẳng hạn, trong thời điểm xảy ra trận đại hồng thủy, mèo Manx đã đến muộn và kết quả là khi nhảy vào thuyền, đuôi của chúng đã bị mắc kẹt và đứt lìa khi cánh cửa trên con tàu Noah đóng lại, do đó chúng đã mất đuôi và di truyền đặc điểm này cho con cháu về sau.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng vào những năm 1930, những con mèo trên đảo đã bị mắc phải một loại dịch bệnh lạ dẫn đến suy giảm quá nửa số lượng mèo trên đảo Isle of Man, những con sống sót qua dịch bệnh giao phối cận huyết cùng với những di chứng bệnh tật đã khiến cho các thế hệ về sau bị đột biến và di truyền tính trạng không có đuôi.
Ngoài ra, một số dân địa phương tin rằng giống mèo này đã được mang đến đảo bởi các đoàn tàu buôn Tây Ban Nha từ Viễn Đông đến đảo Man vào thế kỷ 16. Vì vị trí địa lý của hòn đảo này nằm trong một môi trường tương đối kín, giống mèo không có đuôi này ít bị lai tạp và vẫn giữ nguyên hình dáng vốn có tại đảo.
Nhìn chung có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của giống mèo này nhưng vẫn chưa có câu trả lời nào thực sự thuyết phục. Và sự bí ẩn về nguồn gốc của mèo Isle of Man đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm ra sự thật.

Leslie Lyons, một nhà động vật học chuyên nghiên cứu về mèo tại Đại học Missouri-Columbia đã đến Isle of Man để thu thập mẫu từ mèo địa phương. Sau một thời gian dài điều tra, cô phát hiện ra rằng không phải tất cả những con mèo Isle of Man đều hoàn toàn không có đuôi và tất nhiên cũng không thể phân loại chúng dựa vào vẻ bề ngoài.
Việc phân loại chúng cần dựa vào số lượng xương đuôi. Nếu một con mèo Manx có 3 đốt sống đuôi ở cuối cột sống, thường được gọi là 'không có đuôi', nếu có 5 đốt sống đuôi, nó được gọi là 'đuôi ngắn', còn lại sẽ có đuôi dài hơn, nhưng so với các giống mèo khác thì đuôi vẫn rất ngắn.
Bên cạnh đó, theo mức độ thiếu đuôi, mèo Marx được phân thành bốn loại khác nhau, trong đó loại đặc biệt nhất là không có một chút đuôi nào cả và loại có đuôi dài gần như giống như mèo thông thường.
Cả bốn loại này đều có những đặc điểm tương tự như nhau như chân sau dài hơn so với chân trước, chiều cao trung bình từ 25 đến 38cm và cân nặng từ 3,5 đến 5,5kg, có đầu tròn, mồm và mũi nhỏ, mắt to và đôi tai đứng.

Tuy nhiên, trong thế giới của loài mèo cũng có một giống mèo cộc đuôi khác là mèo Japanese Bobtail, tổng thể loài này sẽ trông mảnh mai hơn mèo Manx, đầu có xu hướng không tròn và hình tam giác hơn, ngoài ra, đuôi của mèo Manx dường như to hơn và thẳng, trong khi đuôi của mèo Japanese Bobtail lại ngắn và xoăn ở phần đỉnh, có những cá thể cuộn tròn như một quả bóng trên lưng.
Lyons cũng phát hiện một điều bất ngờ rằng tất cả những con mèo trên Đảo Man đều là hậu duệ của những con mèo không có đuôi. Nghiên cứu cho thấy rằng loài mèo này có một gen với bốn đột biến, có thể tạo ra mèo Manx có đuôi hoặc đuôi ngắn tùy thuộc vào việc đột biến có hiển thị bên ngoài hay không.

Số lượng mèo trên đảo Man ngày càng tăng do gen đột biến chiếm ưu thế. Điều này có nghĩa là đặc điểm của đuôi rất dễ được truyền sang thế hệ kế tiếp.
Tuy nhiên, Lyons cũng nhận thấy một hiện tượng kỳ lạ: nếu một chú mèo con không được di truyền gen này từ cả bố và mẹ thì chú mèo sẽ dễ chết khi còn trong bụng hoặc chỉ sống sót được một thời gian ngắn sau khi sinh. Do đó, gen này không chỉ làm mất đuôi mèo mà còn được coi là 'gen chết mèo'.
Ngay cả khi gen này chỉ được di truyền từ một trong hai bố mẹ, thì nguy cơ này vẫn thấp. Trong thực tế, đối với mèo, đuôi giúp duy trì cân bằng cơ thể và cũng được xem như một công cụ để truyền đạt ngôn ngữ cơ thể.
Mất đuôi có thể xem là một hạn chế nhất định. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mèo Isle of Man chủ yếu duy trì sự cân bằng bằng tai và ít liên quan đến đuôi.

Ngoài ra, mèo Manx được đánh giá cao về khả năng săn mồi cao và thường được nông dân tìm kiếm để giải quyết vấn đề gặm nhấm, cũng như là một loài mèo ưa thích trên các con tàu.
Mèo Manx được đánh giá là thân thiện, dễ dàng huấn luyện và năng động. Một thuật ngữ cũ để chỉ những con mèo trên đảo là 'stubbin'. Mèo Manx đã tham gia các cuộc triển lãm mèo từ những năm 1800, với tiêu chuẩn giống đầu tiên được công bố vào năm 1903.
Hiện nay, mèo Manx là một trong tám giống mèo nổi tiếng nhất trên thế giới và tiền xu mèo Isle of Man là một trong những đồng tiền kỷ niệm bằng kim loại quý phổ biến nhất trên thế giới. Thiết kế đẹp của nó đã thu hút rất nhiều người.

Tồn tại của mèo Isle of Man có thể là một sai lầm trong tiến hóa, nhưng lại mang lại nhiều niềm vui cho con người.