Mạch ba góc | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
Ngành (divisio) | Magnoliophyta |
Lớp (class) | Magnoliopsida |
Bộ (ordo) | Caryophyllales |
Họ (familia) | Polygonaceae |
Chi (genus) | Fagopyrum |
Loài (species) | F. esculentum |
Danh pháp hai phần | |
Fagopyrum esculentum
Moench | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Mạch ba góc còn được gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch (tên khoa học: Fagopyrum esculentum), là một loài cây thuộc họ Rau răm do Conrad Moench mô tả khoa học lần đầu vào năm 1794.
Liên quan đến lịch sử
Kiều mạch thường được thuần hóa và được trồng lần đầu tiên trên lục địa Đông Nam Á, có thể vào khoảng 6000 TCN, và từ đó lan ra Trung Á và Tây Tạng, sau đó lan sang khu vực Trung Đông và châu Âu. Việc thuần hóa có thể đã diễn ra ở vùng Vân Nam phía tây của Trung Quốc. Kiều mạch được ghi nhận ở châu Âu ít nhất từ năm 5300 TCN như là một dấu hiệu đầu tiên của nông nghiệp, và ở Balkan khoảng năm 4000 TCN vào thời kỳ đá mới. Tiếng Nga gọi kiều mạch là гречка (grechka), có nghĩa là 'của Hy Lạp ', do được đưa vào từ thế kỷ thứ bảy bởi người Hy Lạp Byzantine; cũng là trường hợp ở Latvia, Litva, và Ukraina.
Tàn tích cổ nhất hiện nay được phát hiện tại Trung Quốc khoảng năm 2600 TCN, trong khi phấn hoa kiều mạch đã được tìm thấy ở Nhật Bản trước năm 4000 TCN. Kiều mạch được trồng ở Vân Nam trên các bờ của cao nguyên Tây Tạng, là nơi có sự thuần hóa cao nhất trên thế giới. Đây là một trong những loại cây trồng sớm nhất được giới thiệu bởi người châu Âu vào Bắc Mỹ. Việc phân tán khắp thế giới đã hoàn tất vào năm 2006, khi một giống cây được phát triển ở Canada đã được trồng rộng rãi tại Trung Quốc. Tại Ấn Độ, bột kiều mạch được gọi là kuttu ka atta và liên quan đến văn hóa trong lễ hội Navratri, trong ngày lễ hội này, nhiều món ăn làm từ kiều mạch được tiêu thụ.
Thông tin chi tiết
Cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 0,4m đến 1,7m. Thân hình trụ, có thể phân nhánh, màu xanh hoặc đỏ. Lá đơn nguyên mọc xen kẽ, phiến lá hình tim hoặc mũi giáo, mép lá nguyên. Lá mọc bên dưới thân thường có phiến hình tim, có cuống lá, bẹ lá. Lá mọc phía trên thường có hình mũi giáo và không có cuống. Hoa tự chùm mọc ở đầu nhánh hoặc nách lá, hoa đơn tính, vòng bao hoa màu trắng hoặc đỏ phớt hồng. Quả dạng quả bế có 2 lớp vỏ, hình dạng tam giác, màu nâu đen hoặc xám. Hạt có nội nhũ bột.
Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11, tại một số vùng mùa quả có thể kéo dài hơn.
Phân bố
Mạch ba góc có thể sinh sống ở độ cao lên tới 2200m. Cây này đã được trồng từ thế kỷ 15 ở Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu. Ở Việt Nam, mạch ba góc thường được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây thích hợp sinh trưởng ở vùng khí hậu ẩm mát với nhiệt độ dao động từ 15 đến 22 độ C, nhưng chịu lạnh kém.
Loài mạch ba góc đã được thuần hóa lần đầu ở vùng Đông Nam Á lục địa (khu vực phía tây của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khoảng 6.000 năm trước Công nguyên, từ đó lan rộng ra Trung Á và Tây Tạng, sau đó đến Trung Đông và châu Âu.
Thành phần hóa học
Tất cả các phần của cây đều chứa một loại glucosid là rutosid, đặc biệt là lá (1,78%), hoa (0,71%) và thân (0,09%); hạt không có chất độc; rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Bột quả có chứa protein (10-11%), đường khử (2%) và tinh bột (65%).
Hạt | Tinh bột | 71–78% trong bột groat 70–91% trong các loại bột khác. |
Protein | 18%, với giá trị sinh học khoảng 90%. Điều này là do hàm lượng cao các amino acid thiết yếu đặc biệt là lysin, threonin, tryptophan, và các amino acid chứa lưu huỳnh | |
Chất khoáng | Giàu sắt (60–100 ppm), kẽm (20–30 ppm) và selen (20–50 ppb). | |
Chất chống oxy hóa | 10–200 ppm rutin và 0,1–2% tananh | |
Các hợp chất thơm | Salicylaldehyd (2-hydroxybenzaldehyde) là thành phần tạo hương đặc trưng. 2,5-dimethyl-4-hydroxy-3(2H)-furanon, (E,E)-2,4-decadienal, phenylacetaldehyd, 2-methoxy-4-vinylphenol, (E)-2-nonenal, decanal và hexanal cũng tham gia tạo hương. Tất cả chúng có trị số hoạt hóa mùi lớn hơn 50. | |
Các dẫn xuất của inositol | fagopyritol A1 và fagopyritol B1 (các đồng phân mono-galactosyl D-chiro-inositol), fagopyritol A2 và fagopyritol B2 (các đồng phân di-galactosyl D-chiro-inositol), và fagopyritol B3 (tri-galactosyl D-chiro-inositol) | |
Thảo mộc | Chất chống oxy hóa | 1–10% rutin and 1–10% các tannin |
Fagopyrin | 0,4 đến 0,6 mg/g fagopyrin (gồm ít nhất 3 chất tương tự nhau) |
Sử dụng
Mạch ba góc có thể được sử dụng để nấu cháo, làm bánh và làm thức ăn cho cả gia súc và con người. Ngoài ra, lá cũng có thể được sử dụng để chế biến thành canh, là một món ăn tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, mạch ba góc có vị chát, hơi đắng, tính bình; có tác dụng làm mát, giải độc, lợi tiểu và tiêu thấp.