Ma-ha-ca-diếp | |
---|---|
Sơ tổ Ma-ha-ca-diếp tôn giả (初祖摩訶迦葉尊者) | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Tên khác | Mahākāśyapa |
Cá nhân | |
Sinh | 616 TCN Pipphali, làng Maha Tittha, nước Ma-kiệt-đà |
Mất | 496 TCN núi Cũ-lô-bá-đà |
Chức vụ | |
Chức danh | Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ |
Tôn phong | Đầu đà đệ nhất |
Kế nhiệm | A-nan-đà |
Hoạt động tôn giáo | |
Sư phụ | Thích-ca Mâu-Ni |
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Lịch sử[hiện] |
Khái niệm
|
Kinh điển[hiện] |
Tam học[hiện] |
Niết-bàn[hiện] |
Tông phái[hiện] |
Ở các nước[hiện] |
Cổng thông tin Phật giáo |
Mahākāśyapa (tiếng Phạn: महाकाश्यप, chuyển tự Mahākāśyapa, tiếng Pali: Mahakassapa) hay còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hoặc Đại Ca Diếp, là một trong mười đệ tử chính của Phật Thích Ca, người đã tổ chức và chỉ đạo đại hội lập kinh điển Phật giáo lần đầu tiên. Nhờ công đó, Tam tạng pháp bảo của đạo Phật được lưu truyền đến ngày nay.
Mahākāśyapa là người sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ, được Phật Thích Ca truyền tâm ấn. Trong tranh tượng, Mahākāśyapa thường được thể hiện đứng bên cạnh A-nan-đà bên Tất đạt đa Cồ đàm.
Cuộc đời
Bối cảnh và gia thế
Về nguồn gốc gia tộc, Tôn giả Ca Diếp, cùng với hai đại tôn giả Sāriputta và Moggallāna, đều là những người thân thiết với Đức Phật. Ông sinh ra trong xứ Ma Kiệt Đà, làng Mahātittha (hay làng Giao Lưu), nơi giao thông sầm uất.
Đại Ca Diếp là con của đại bá hộ Bà-la-môn Kapila và bà Sumanadevì. Khi sinh ra, ông được đặt tên là Pipphali (Thường Tịnh) vì tính khí bình thản từ lúc lọt lòng mẹ. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra xuất chúng về trí tuệ và phẩm hạnh, được cha mẹ yêu chiều.
Thân phụ của ông là một vị tiểu vương, cai trị nhiều làng. Do sinh ra trong gia đình giàu có, Đại Ca Diếp được chăm sóc kỹ lưỡng và học hành rất xuất sắc từ khi còn nhỏ.
Trước khi xuất gia
Mặc dù thông minh và học giỏi, Đại Ca Diếp luôn sống giản dị và trong sạch, không mắc bụi phàm, thể hiện những đức tính cao đẹp của một bậc Thánh nhân trong tương lai.
Khi Đại Ca Diếp trưởng thành và trở nên tuấn tú, cha mẹ muốn ông kết hôn. Tuy nhiên, ông từ chối vì muốn sống độc thân để phụng dưỡng cha mẹ và mong được xuất gia.
Dù không muốn nhưng vì bố mẹ ép buộc, Đại Ca Diếp đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe và vẽ một bức chân dung của một người phụ nữ đẹp để làm khó thân mẫu. Tuy nhiên, bức tượng đó lại khiến cha mẹ tìm được cô gái đó và buộc ông phải lấy nàng làm vợ, tên là Bhaddà Kàpilànì.
Bhaddà Kàpilànì cũng không muốn lấy chồng mà chỉ mong được xuất gia. Vì vậy, dù có mang danh nghĩa là vợ chồng nhưng hai người sống như bạn bè, không có tình cảm ái luyến, chỉ sống cuộc sống trong sạch. Họ sống như thế cho đến khi cả hai cùng xuất gia.
Xuất gia theo Phật
Đại Ca Diếp lúc đó đã trên ba mươi tuổi. Ngày ông rời nhà tìm thầy học cũng là ngày Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới gốc cây bồ đề. Ông học hỏi từ nhiều thầy giáo nhưng vẫn chưa gặp thầy nào đem lại sự giác ngộ cho ông, cho tới khi nghe nói về Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nghe đồn, Đại Ca Diếp tới đạo tràng Trúc Lâm (Venuvana) nơi Phật Thích Ca giảng pháp. Ban đầu, Đại Ca Diếp không gặp Đức Phật ngay mà chỉ nghe giảng thử xem Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là thầy giỏi như lời đồn. Cho đến một ngày, Đại Ca Diếp thấy Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cây cổ thụ.
Đại Ca Diếp cảm thấy có sức hút kỳ lạ, ông quỳ xuống xin bái Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni làm thầy. Đức Phật nói: 'Như Lai đã nghe về ông từ lâu. Như Lai biết rằng, ông sẽ đến và hôm nay là ngày ông được thực hiện nguyện vọng. Tương lai Phật pháp cần ông rất nhiều'.
Chứng quả vị A la hán
Sau 7 ngày, Ma ha ca diếp đắc quả A la hán, một phẩm Thánh cao nhất, đã giải thoát ông khỏi mọi phiền não và vi tế.
Sau một thời gian dài, trong một cuộc nói chuyện với A Nan Đà, Ma ha ca diếp kể lại giai đoạn 'vỡ lòng' tu Phật của ông như sau:
'Bảy ngày đầu, bần đạo cúng dường nhưng thân tâm chưa được giải thoát. Nhưng từ ngày thứ tám, Thánh quả A la hán đã hiện hữu trong lòng tôi!'
Nhập định
Đã hơn hai mươi năm kể từ khi Đức Phật nhập diệt. Đại Ca Diếp nhớ lại ân sâu như biển trời của Đức Thế Tôn đã lưu truyền đại pháp vì đời sau. Ông đã ngoài trăm tuổi, trí tuệ sáng suốt nhưng sức khỏe yếu đi theo năm tháng. Ông biết không còn lâu nữa sẽ nhập diệt nên cố gắng củng cố tăng đoàn, giao phó cho người thừa kế để không phụ lòng Đức Phật. Ông tới nơi A Nan đang hoằng pháp, phó chúc pháp tạng và yêu cầu A Nan tiếp nối sứ mạng lãnh đạo tăng đoàn. Đây là trách nhiệm rất quan trọng cho sự hưng thịnh của Phật giáo ngày sau, chỉ có A Nan mới có thể đảm đương được. Lúc đó ông đã rất già (có lẽ khoảng 90 - 100 tuổi).
Ông nhập định vào năm 496 TCN, tại núi Kê Túc sơn, chờ ngày đức Di Lặc hạ sanh, để truyền lại tấm áo cà sa vàng của Đức Phật Thích Ca cho đức Phật Di Lặc.