Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng mai của những sinh vật này có thể ghi lại toàn bộ lịch sử hạt nhân sau Thế chiến II.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên PNAS Nexus vào ngày 22 tháng 8, lớp vỏ (mai) của loài rùa có thể 'ghi lại' quá khứ hạt nhân thế kỷ 20 của loài người và tác động của chiến tranh đối với môi trường vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay.
Cyler Conrad từ Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu vỏ chelonian – lớp mai mà sinh vật này xem là nhà, để biết được uranium do con người tạo ra đã ảnh hưởng như thế nào đối với loài rùa như thế nào.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát mai của rùa từ nhiều mẫu vật khác nhau ở các khu vực liên quan đến việc tích tụ uranium từ các sự kiện hạt nhân. Tương tự như lớp vỏ của cây lâu năm, mai của rùa có vai trò như một kho lưu trữ thời gian, ghi lại câu chuyện về những lần tiếp xúc với hạt nhân theo thời gian.
Nguyên tố phóng xạ này được phát hiện trong mai của một con rùa biển xanh tại đảo san hô Enewetak, đảo Marshall. Đây là nơi đã từng là khu vực thử nghiệm hạt nhân qua nhiều thập kỷ, để lại nhiều dấu vết của uranium.
Mai của một con rùa sa mạc ở phía tây nam Utah, gần Khu An ninh Quốc gia Nevada, trước đây được biết đến với tên Địa điểm Thử nghiệm Hạt nhân Nevada, cũng chứa đựng 'tàn tích' của uranium.
Tương tự, một con rùa sông từ Savannah River Site ở Nam Carolina và một con rùa hộp từ Oak Ridge, Tennessee cũng là những ví dụ khác tương tự.
Theo nghiên cứu, mai của rùa con mới sinh dễ bị ô nhiễm chất phóng xạ này nhất, thậm chí còn cao hơn ở mẹ của chúng.
Những khám phá này có ý nghĩa về việc thiên nhiên đã và đang chịu ảnh hưởng từ các nguyên tố hạt nhân do con người tạo ra. Những mai rùa này giống như một cuốn sách ghi lại những hậu quả mà loài người vô tình tác động lên chúng.