Có nên mang thai ăn bột ngọt không? Bột ngọt hoặc hạt nêm là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Hãy cùng khám phá những điều quan trọng khi mẹ bầu ăn bột ngọt hoặc hạt nêm trong chuyên mục Thai kỳ.
Monosodium glutamate (MSG) là gì?
MSG được sử dụng trong một số thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và sản xuất riêng lẻ
Bột ngọt hoặc hạt nêm đơn giản chỉ là sự phối hợp giữa natri (muối) và axit amin glutamat. Bột ngọt thường có trong một số loại thực phẩm thông thường có nguồn gốc từ thiên nhiên như quả óc chó và cà chua.
Ngoài tự nhiên, bột ngọt cũng được sản xuất độc lập. Trên nhãn của các loại thực phẩm, bột ngọt có thể khó nhận diện. Các tên gọi chung của thành phần này có thể là: bột ngọt, natri glutamat, monosodium glutamate monohydrate hoặc chất điều vị E621.
Mang thai ăn bột ngọt có được không?
Bột ngọt không gây ra vấn đề gì trong thai kỳ. Ảnh: freepik
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xác nhận mẹ bầu ăn bột ngọt là an toàn. Theo FDA, mặc dù có một số bằng chứng bất lợi liên quan đến bột ngọt, nhưng các nghiên cứu đã không thể chỉ ra được các phản ứng tiêu cực do bột ngọt gây ra với người dùng.
Do đó, FDA đã không đặt ra bất kỳ giới hạn nào khi sử dụng bột ngọt cho mọi người nói chung và cả phụ nữ mang thai.
Theo một nghiên cứu từ năm 2000, khi mọi người tiêu thụ một lượng lớn bột ngọt (không phải kèm thức ăn), họ có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng không dễ chịu. Tuy nhiên, thực tế là mẹ bầu có thể sẽ không ăn bột ngọt với liều lượng lớn dù có cảm giác thèm ăn khi mang thai.
Ủy ban Khoa học độc lập (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của bột ngọt đối với các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng, ngứa ran và tim đập nhanh, họ phát hiện ra rằng những điều này đôi khi xảy ra khi sử dụng liều lượng bột ngọt từ 3g trở lên. Tuy nhiên, một khẩu phần ăn thông thường thì lượng bột ngọt dùng ít hơn 0,5g.
Mẹ bầu ăn bột ngọt được không ? Dựa trên các nghiên cứu như trên, mẹ bầu có thể ăn bột ngọt hoặc hạt nêm mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm có nhiều bột ngọt cũng có thể chứa nhiều natri, bà bầu chỉ nên sử dụng trong mức độ cho phép. Ảnh: freepik
Mặc dù các nghiên cứu không chỉ ra bột ngọt sẽ gây tác dụng phụ với đa số mọi người. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn bột ngọt hoặc hạt nêm có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm. Do đó, nếu mẹ bầu từng có tiền sử dị ứng với bột ngọt hoặc hạt nêm trước khi mang thai thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt.
Một số thực phẩm có nhiều bột ngọt, như súp đóng hộp hoặc đồ ăn nhẹ, cũng có thể chứa nhiều natri. Trong thời kỳ mang thai, lượng natri khuyến nghị cho mẹ bầu là 2.300mg mỗi ngày. Điều này đương nhiên cũng sẽ dẫn đến việc mẹ bầu hạn chế một số thực phẩm có hàm lượng bột ngọt cao.
Các bác sĩ có thể đề xuất giảm lượng natri nếu người mẹ có các biến chứng, chẳng hạn như tăng huyết áp thai kỳ.
Một số thực phẩm chứa bột ngọt
Bột ngọt tự nhiên có trong các thực phẩm như cà chua, óc chó, nấm,... Ảnh: freepik
Mẹ bầu ăn bột ngọt dưới dạng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa bột ngọt tự nhiên an toàn cho mẹ bầu như:
- Cà chua
- Quả óc chó
- Nấm
- Phô mai cần thời gian ủ lâu, như Parmesan và Cheddar
- Cá mòi và cá cơm
- Giăm bông
- Nước cốt (nước dùng)
Hơn nữa, bột ngọt cũng có thể được thêm vào các loại thực phẩm như:
- Súp đóng hộp
- Thức ăn nhẹ như khoai tây chiên hoặc thức ăn nhẹ hỗn hợp
- Thực phẩm đông lạnh
- Thức ăn nhanh
- Hỗn hợp gia vị
Thông qua bài viết này hy vọng đã giải đáp cho các mẹ về câu hỏi 'Mẹ bầu ăn bột ngọt được không?'. Nếu mẹ bầu ăn những thực phẩm có bột ngọt ở mức vừa phải không có khả năng khiến mẹ bầu khó chịu và cũng sẽ không gây hại cho sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu có thể thoải mái thưởng thức rau, quả hạch, nước dùng có vị umami (vị ngọt thịt) mà không cần lo lắng.
Mọi thông tin về y tế trên Mytour chỉ mang tính tham khảo, mẹ nên đến thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn chính xác nhất.
Ngọc Hà tổng hợp từ Healthline